images

Kỹ thuật nuôi chạch đồng – Trọn bộ chi tiết do chuyên gia chia sẻ từ A-Z

08/07/2021

Hiện nay việc đánh bắt tùy tiện cũng như sử dụng nhiều loại thuốc hóa học trong nông nghiệp đã khiến lượng cá chạch đồng trở nên khan hiếm hơn. Do đó nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước nhiều hộ nông dân đã quyết định phát triển nghề nuôi chạch đồng. Vậy kỹ thuật nuôi chạch đồng có khó không? Làm thế nào để mang lại hiệu suất nuôi cá chạch đồng cao nhất? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời bạn nhé.

kỹ thuật nuôi chạch đồng

1. Đặc điểm sinh học

Ở Việt Nam, cá chạch được phân bố nhiều nhất là khu vực miền Bắc và miền Trung. Theo đó, cá chạch sống trong tự nhiên ở dưới đáy khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương. Chúng có đặc điểm là ưa nước sạch, không thích nghi được với môi trường bùn đáy bị ô nhiễm, nhiều mùn bã hữu cơ.

Trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C cá chạch sẽ sinh trưởng và phát triển được, tuy nhiên tốt nhất vẫn là mức từ 25 đến 27 độ C. Cá chạch thương phẩm khoảng từ 25 đến 30g/con, chiều dài đạt khoảng 13 đến 15cm. Có nhiều con lớn nhất đạt 100g/con, chiều dài khoảng 20cm.

Đặc điểm sinh học chạch đồng

Cá chạy đồng hô hấp bằng mang và da. Giả sử, khi không đáp ứng được yêu cầu về oxy thì cá sẽ ngoi lên mặt nước để đớp không khí. Chúng thực hiện việc trao đổi khí ở trong ruột rồi sau đó đi qua hậu môn và thải ra ngoài. Trong điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng chúng có xu hướng chui rúc sâu xuống dưới bùn.

Thời gian từ khi ép đẻ nhân tạo và nuôi cho đến khi xuất bán kéo dài khoảng 4 tháng, lúc này cá đạt tầm 10 đến 15cm. Khi được 2 năm tuổi thì mới là tuổi thành thục của cá. Thời điểm cá chạch đẻ trứng là từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó rộ nhất là từ tháng 5 đến tháng 7.

Trung bình cá cái có thân dài 8cm và có khoảng 7000 trứng, thân dài 15cm và có từ 12 đến 18.000 trứng. Còn loại lớn nhất có thân dài tầm 20cm và đạt từ 16 đến 24.000 trứng. Trứng cá có dạng hình tròn, đường lính từ 1.2 đến 1.5mm, màu vàng và sờ vào cảm giác dính nhẹ.

Khi đẻ trứng cá đực sẽ dùng mõm kích thích vào bụng của cá cái. Lúc này con cái sẽ ngoi lên mặt nước, cá đực đuổi theo và quấn lấy phần thân của cá cái. Khi con cái đẻ trứng thì cá đực sẽ phóng tinh. Trứng cá sẽ bám dính lên cỏ hay các vật khác, sau 2 đến 3 ngày trứng sẽ cá sẽ nở thành cá bột.

2. Các mô hình nuôi cá chạch đồng

Hiện nay, ở Việt Nam có một số mô hình nuôi cá chạch đồng phổ biến như sau:

2.1. Nuôi trong ao

Để nuôi cá chạch đồng trong ao đất bà con cần phải bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ và làm sạch các loại cây cỏ thủy sinh ở trong ao cũng như khu vực xung quanh. Tiến hành vét bùn đáy áo và chỉ chừa lại lớp bùn khoảng từ 10 đến 20cm là được. Cần phải gia cố cống cấp, thoát nước và lưỡi chắn. Nếu bờ ao có chỗ bị rò rỉ, sạt lở thì cần tiến hành tu sửa càng sớm càng tốt. Ở các hang hốc cua, rắn, chuột cần phải lấp kín. Sử dụng bột vôi để rải đều bên dưới đáy ao và bờ cao với liều lượng khoảng 10 đến 15kg/100m2. Phơi ao từ 3 đến 5 ngày.

Sau đó bà con hãy cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc. Yêu cầu mực nước lúc này khoảng 50cm thì mới tiến hành gây màu nước. Đợi sau 5 đến 7 ngày khi nước ở bên trong ao nuôi có màu xanh lá chuối non thì hãy thực hiện việc lấy nước lần 2. Lúc này yêu cầu mực nước ở bên trong ao phải đạt mức từ 1.2 đến 1.5m thì mới được thả cá vào.

nuôi cá chạch đồng trong ao đất

Ngoài ra bà con có thể sử dụng chế phẩm EM gốc dạng bột để xử lý ao nuôi.

Sử dụng 200gr EM gốc bột sản xuất ra 20 lít  EM1: Hòa tan (đun cho tan) 1kg đường tán hoặc 1.5kg mật rỉ đường với khoảng 1 lít nước sạch, cho vào can nhựa 20 lít, thêm 16 lít nước sạch, bổ sung 200gr EM gốc bột, lắc đều, thêm nước sạch gần đến miệng thùng, đậy hở nắp. Để trong thời gian từ 3 – 5 ngày, mùi vị thơm, chua nhẹ.

Sử dụng 5 lít chế phẩm EM thứ cấp phun đều trên diện tích 1000m2 bề mặt ao nuôi, 7 ngày/lần.

Khuấy/lắc đều trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng hết, san EM thứ cấp ra các can nhựa có dung tích 20 – 30 lít sao cho chế phẩm luôn đầy đến miệng can, đậy kín nắp.

chế phẩm EM gốc dạng bột

Một kỹ thuật nuôi chạch đồng trong ao mà không nhiều người biết đó là thả bèo tây tạo chỗ trú ẩn để giúp cá có nơi tránh nóng, tránh rét và cũng để làm sạch cho môi trường nước. Trong trường hợp thời tiết lạnh giá bà con cũng có thể dùng rơm rạ thả vào ao để cho cá có chỗ trú ẩn. Đồng thời lúc này bạn nên bơm mực nước cao từ 70 đến 80cm để nuôi xen canh với các loại cá khác như trắm đen, cá chép, qua đó tận dụng được thức ăn cho cá chạch hiệu quả hơn.

2.2. Nuôi trong ruộng

Cách nuôi cá chạch đồng trong ruộng có nhiều khác biệt so với việc nuôi trong ao. Cụ thể bà con cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Chọn ruộng nuôi:

Yêu cầu ruộng phải bằng phẳng, khả năng giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.

Diện tích ruộng nuôi:

Diện tích ruộng nuôi có thể lớn hay nhỏ tùy theo điều kiện của mỗi hộ chăn nuôi. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả nuôi chạch đồng tốt nhất thì diện tích ruộng cần phải đạt từ 3.000 đến 5.000m2. Bà con có thể tận dụng vụ Đông Xuân sau khi thu hoạch lúa xong thì để rạ dài để tận dụng làm thức ăn nuôi cá chạch.

Đào mương bao quanh và mương giữa:

Đây cũng là một kỹ thuật nuôi cá chạch rất quan trọng. Theo đó, mương bao quanh chân bờ yêu cầu phải đạt độ sâu từ 0.8 đến 1.0m, rộng khoảng 3 đến 5m. Nếu ruộng rộng thì bạn phải đào thêm ở giữa ruộng hình dấu cộng (+) hoặc dấu thăng (#) rộng từ 1 đến 1.5m, sâu 0.5 đến 0.8m. Tổng diện tích của 3 loại mương chiếm từ 15 đến 20% diện tích đất ruộng. Việc đào mương trũng trong ruộng là để tạo được nơi trú ẩn cho cá chạch và cua trong điều kiện thời tiết nắng nóng, lạnh hoặc thay đổi thất thường.

hướng dẫn nuôi chạch đồng

Đào bờ ruộng:

Yêu cầu phải cao và lớn. Nên nện đất chặt để không xảy ra tình trạng nước rò rỉ. Với các cửa cống cấp thoát nước bà con cần phải che chắn bằng đan tre hay lưới cước phù hợp, nền cống được đầm một cách chắc chắn.

Đặt lưới chắn:

Nên đặt lưới chắn ở xung quanh ruộng. Với lưới nilon mỏng thì hãy đóng cọc có chiều cao hơn bờ ruộng khoảng 40 đến 50cm. Sau khi đóng cọc xong bà con hãy lấy dây thép buộc nối các đầu cọc cùng với nhau rồi gấp đôi tấm nilon lên dây thép để cho chúng rủ xuống đất thành 2 lớp rồi hãy vùi sâu trong đất bờ từ 15 đến 20cm. Còn nếu lưới chắn được làm bằng tấm nhựa thì chỉ việc vùi xuống đất từ 15 đến 20cm, đầu ở trên cao hơn so với mặt đất ít nhất 40cm. Ở bốn góc lượn hình cung để đề phòng trời mưa ngập bờ cá chạch và cua sẽ bò ra ngoài.

Trồng cỏ

Bà con cần trồng cỏ nước phủ kín đáy mương, đồng thời thả các loại cây nổi như bèo tấm, bèo lục bình, rau muống,… chiếm khoảng 1/3 mặt nước. Mục đích của việc này là để cá chạch có nơi trú ẩn trong điều kiện thời tiết thất thường.

Làm bờ phụ

Nếu có điều kiện bà con nên làm bờ phụ cho cá chạch và cua đào hang trú ẩn. Yêu cầu bờ phụ có độ rộng tầm 1m, chiều cao hơn mặt nước khoảng 30 đến 40 cm. Ở trên bờ bà con nên rắc hạt điền thanh để cua và cá chạch tránh nắng, tránh rét. Khi bờ phụ rộng và chắc chắn thì điền thanh tốt sẽ có bộ rễ phát triển mạnh, dù gặp gió lớn thì bờ cũng không bị lật đổ. Tùy theo hình dáng và diện tích ruộng nuôi ra sao mà bà con làm bờ phụ hình song song hoặc hình chữ thập.

Tát nước

Trước khi nuôi cá chạch từ 1 đến 2 tuần bà con cần tát cạn nước ở trong ruộng để tiêu diệt mọi mầm bệnh gây hại cho chúng. Bà con cũng nên bón vôi với liều lượng 7 đến 10kg/100m2 và phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Tiếp sau đó hãy cấp nước vào ruộng nhưng không để cho nó tràn lên ruộng.

Gây màu nước

Sử dụng phân chuồng hay phân hóa học để gây màu nước, tạo nguồn động vật phù du phát triển để làm thức ăn khi thả cá giống xuống.

Ngoài 2 kỹ thuật nuôi chạch đồng kể trên thì bà con cũng có thể áp dụng phương pháp nuôi ghép. Nghĩa là nuôi chạch đồng cùng với cua để mang lại nguồn thu nhập cao hơn nữa.

3. Kỹ thuật nuôi cá chạch đồng

3.1. Chọn và thả giống

Chọn và thả giống chạch đồng

Bà con có thể sử dụng giống cá chạch tự nhiên hay giống cá chạch nhân tạo để nuôi.

  • Đối với cá chạch tự nhiên được bắt bằng đơm đó, chũm, tuyệt đối không mua giống được bắt bằng điện. Yêu cầu con giống phải đồng đều, kích thước từ 4 đến 6cm, không bị trầy xát, mất nhớt.
  • Đối với cá chạch nhân tạo khi ép đẻ cá thì khó khăn nhất chính là thời gian nuôi từ trứng ra con giống để đạt kích thước từ vài li đến 3cm. Khi con giống đạt được 3cm thì sẽ dễ nuôi, sống khỏe hơn.

Lời khuyên chung cho bà con là nên chọn giống cỡ 1.5 đến 2g/con, không bị trầy xước hay mất nhớt, bơi lội linh hoạt, mắt sáng, không có dấu hiệu bệnh tật.

3.2. Mật độ thả nuôi

Mật độ nuôi cá chạch phù hợp nhất là từ 30 đến 50 con/m2 hay thả từ 10 đến 15kg giống/100m2 ao. Thời điểm thích hợp nhất để thả cá là vào lúc sáng sớm hay chiều mát, và khi thả bạn nên ngâm nguyên túi cá giống dưới ao hồ từ 10 đến 15 phút nhằm mục đích cân bằng nhiệt độ rồi sau đó mới từ từ thả cá ra. Lưu ý, trước khi thả cá giống cần so sánh yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH,… để kịp thời điều chỉnh, tránh gây sốc cho cá.

3.3. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn cho cá chạch đồng phù hợp là loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 30 đến 35%. Ngoài ra, còn tùy theo kích cỡ của cá mà bà con lựa chọn kích thước viên thức ăn cho phù hợp. Lượng thức ăn cần khoảng từ 5 đến 8% trọng lượng thân cá/ngày.

Bà con nên cho cá ăn 2 lần trong một ngày là sáng sớm và chiều mát. Ngoài ra, cá chạch vốn tập tính ăn nhiều vào ban đêm nên lượng thức ăn cho cá vào chiều tối chiếm từ 70 đến 80% lượng thức ăn trong ngày. Để cá mau lớn bà con hãy trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng 3 đến 5g/kg. Định kỳ cho cá ăn 2 lần/tháng, mỗi lần cho ăn kéo dài liên tục từ 3 đến 5 ngày.

Bà con cũng nên quan sát thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá, sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra, theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá cũng là cách giúp bà con điều chỉnh được lượng thức ăn cần thiết cho cá.

3.4. Quản lý môi trường nuôi cá

Quản lý môi trường nuôi cá là kỹ thuật nuôi cá chạch đồng mà không nhiều bà con nắm rõ. Theo đó, cần phải đảm bảo thường xuyên theo dõi màu nước trong ao ruộng nuôi cá. Nếu có thay đổi thất thường về các yếu tố môi trường thì cần xử lý kịp thời. Cho cá ăn đầy đủ để mau lớn và gia tăng sức đề kháng, ít bệnh. Định kỳ cần thay nước trong ao, ruộng nuôi để hạn chế tình trạng ô nhiễm.

cách nuôi chạch đồng

Khoảng từ 5 đến 7 ngày hãy thay nước 1 lần, mỗi lần thay khoảng từ 30 đến 50% lượng nước có trong ao. Tùy theo độ lớn của cá mà thời gian thay nước sẽ được rút ngắn dần. Mỗi tháng bà con cần kiểm tra bệnh tật cũng như tốc độ phát triển của đàn cá.

Định kỳ 2 lần một tháng nên bón vôi xuống ao nuôi cá với liều lượng 2kg/100m2 nhằm mục đích phòng bệnh cho cá. Thường xuyên quan sát hoạt động bơi lội của chúng, xem xét khả năng bắt mồi của cá để nắm rõ tình hình sức khỏe và có biện pháp chăm sóc phù hợp.

4. Cho đẻ nhân tạo và ương chạch con

4.1. Cho đẻ nhân tạo

Cho đẻ nhân tạo là kỹ thuật nuôi cá chạch không còn xa lạ với nhiều bà con. Theo đó, cá bố mẹ thành thục được chọn phải đảm bảo yêu cầu như sau:

  • Cá cái phải có thần dài từ 13cm trở lên, trọng lượng 20g, bụng to, mềm, không bị bệnh tật, màu vàng cam. Vây ngực cá phải rộng, ngắn, đầu trước hơi tròn.
  • Các đực phải có chiều dài trên 10cm, hơi giống hình chóp, bụng bé, vậy ngực to hơn con cái, 2 sườn đầu cuối của chân vây ngực có mẫu thịt nổi lên trông rõ ràng.

Nuôi chạch đồng sinh sản nhân tạo bà con phải dùng thuốc kích thích là não thùy cá chép, LRHa + DOM và Prolan B (HCG). Liều lượng dùng thích hợp cho 1 chạch cái cần 1 não thùy cá chép hay 100-150UI HCG. Còn với cá đực thì bằng 50%. Vị trí tiêm phù hợp là đường giữa phần bụng đoạn giữa vây ngực và vây bụng.

Sau khi cá được tiêm xong phải bỏ vào giai cước để cho cá đẻ trứng. Mỗi giai thả từ 20 đến 40 con, tỷ lệ đực với cái là 1:1 hoặc 1:2. Nếu tiêm 6 giờ tối thì 6 giờ sáng hôm sau cá chạch sẽ đẻ. Sau khi cá đẻ xong hãy đem cá tổ đẻ đã có trứng bám vào nhiều đưa vào bể ấp.

Một kỹ thuật khác mà một số bà con cũng hay áp dụng là thụ tinh nhân tạo. Đầu tiên mổ chạch đực lấy sẹ, cắt nhỏ dầm với nước muối sinh lý. Sau đó vuốt trứng cá vào thụ tinh, trứng thụ tinh rắc bám vào tổ cá rồi đưa tổ cá vào bể ấp.

4.2. Ương chạch con

Để ương chạch con yêu cầu diện tích bể ấp khoảng từ 30 đến 50m2, mức nước sâu khoảng 30 đến 40cm. Mật độ ương tốt nhất là 300 con/m2. Trước khi ương bà con cũng nên tẩy dọn, sát trùng bể ương, bón phân hóa học hay phân chuồng để gây màu. Sau khi thực hiện xong mới thả cá chạch vào rồi tiếp tục bón phân và cho cá ăn thức ăn.

Phòng bệnh cho cá chạch

Lượng thức ăn cho cá hằng ngày khoảng từ 5 đến 8% trọng lượng của chạch con. Mỗi ngày cho cá ăn từ 3 đến 4 lần. Khi cá đạt kích cỡ 5 đến 6cm, trọng lượng 1.5 đến 2g thì hãy đưa ra nuôi thương phẩm. Nuôi cá chạch con qua mùa đông đến tháng hoặc tháng 5 thì hãy chuyển sang ao nuôi thương phẩm.

5. Phòng bệnh cho cá chạch

So với lươn thì cá chạch ít bệnh hơn, tuy nhiên nếu không áp dụng kỹ thuật nuôi chạch đồng đúng hướng dẫn cũng như để nước bị ô nhiễm nhiều ngày thì chúng có thể bị chết. Một số loại bệnh thường gặp ở cá chạch là nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột,…

Muốn phòng bệnh cho cá chạch bà con nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho cá chạch. Định kỳ nên cho ăn 2 lần một tháng, mỗi lần liên tục từ 3 đến 5 ngày. Bên cạnh đó, bà con cũng nên cho cá ăn thức ăn đúng chất lượng, đúng khối lượng, đúng thời gian và đúng vị trí. Định kỳ cũng nên thay nước trong ao nuôi để tránh ô nhiễm.

Nếu phát hiện cá bị bệnh nấm thì có thể dùng các loại hóa chất nước muối 3% hay KMn04 liều lượng 20g/m3 nước để tắm cho cá. Thời gian tắm khoảng từ 10 đến 15 phút. Ngoài ra, bà con cũng nên trộn thêm kháng sinh vào thức ăn cho cá chạch như Doxycycline 0,2-0,3g/kg thức ăn, Oxytetracycline 2-4g/kg thức ăn, cho ăn từ 5 đến 7 ngày liên tục là cá sẽ khỏi bệnh.

6. Thu hoạch cá chạch

Nuôi cá chạch đồng khoảng 4 đến 5 tháng là có thể thu hoạch tỉa. Sau 5 đến 6 tháng thì thu hoạch được đồng loạt cá đạt 20 đến 25gr/con. Tùy theo mỗi trường hợp mà con có thể chọn giải pháp thu tỉa hoặc thu hàng loạt. Lưu ý trước ngày thu hoạch nên ngừng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày.

Thu hoạch cá chạch đồng

  • Để thu tỉa bà con hãy đặt rọ có chứa mồi là thính hay ốc bươu vàng đã bỏ vỏ vào vị trí cho cá ăn. Đặt rọ này vào thời điểm chiều tối hôm trước đến sáng hôm sau hãy vớt rọ lên. Thu hoạch các con cá to và thả con cá nhỏ xuống tiếp tục nuôi.
  • Để thu hàng loạt nên áp dụng với mô hình nuôi cá chạch đồng ruộng. Lúc này bạn hãy rút cạn nước từ từ để cá chạch bơi theo dòng nước đến chỗ cống thoát. Tại đây đặt lưới hay rọ sẵn để thu hoạch cá.

Trên đây là kỹ thuật nuôi chạch đồng vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần áp dụng đúng như hướng dẫn của chúng tôi chắc chắn bà con sẽ có được vụ nuôi đạt kết quả cao, mang lại nguồn thu lớn cho gia đình.

 

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi ếch trong ao ít bệnh, sản lượng thịt cao

Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi ếch trong ao ít bệnh, sản lượng thịt cao

Nhiều năm trở lại đây khi nhu cầu về tiêu thụ thịt ếch ngày càng tăng mà số lượng ếch trong tự nhiên còn lại...
Làm giàu với kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ để cá mau lớn, thịt thơm ngon

Làm giàu với kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ để cá mau lớn, thịt thơm ngon

Cá trắm cỏ là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở nước ta nhất là khu vực miền Bắc. Thịt cá trắm cỏ...
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong ao đất đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong ao đất đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Ốc nhồi hay còn có tên gọi khác là ốc bươu đen. Ốc nhồi ta là loại ốc sống ở các vùng ao hồ nước...
Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ếch là một loại thực phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường. Hiện nay, có nhiều mô hình nuôi ếch làm giàu được bà...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image