images

Kỹ thuật nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học

01/07/2021

Gà thịt hay gà thịt thương phẩm là các giống gà được chọn lọc, lai tạo trong chăn nuôi nhằm mục đích chuyên về sản xuất thịt gà thương phẩm. Để chăn nuôi gà thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con cần tìm hiểu và nắm vững kỹ thuật nuôi gà thịt. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

kỹ thuật nuôi gà thịt

1. Chọn giống gà thịt

Bước đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà thịt bà con cần tìm hiểu và chọn được những giống gà thịt ngon, hiệu quả kinh tế cao để quá trình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao nhất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống gà thịt. Có giống gà cho khối lượng thịt cao, trọng lượng gà lớn, ngược lại có giống gà mang trọng lượng nhỏ nhưng chất lượng thịt lại rất thơm ngon. Dưới đây là một số giống gà chuyên thịt hiện nay:

1.1.  Giống gà ri

Gà ri là giống gà có trọng lượng nhỏ, nhưng chất lượng thịt lại rất thơm ngon. Do đó, gà ri được rất nhiều người ưa chuộng. Trọng lượng khi nuôi tầm 4 tháng của giống gà này vào khoảng 1,2-1,8kg đối với gà mái, 1,8-2,1kg đối với gà trống. Ngoài được nuôi lấy thịt, gà ri còn được nuôi để lấy trứng vì giống gà này đẻ khá nhiều.

1.2. Giống gà Hồ

Giống gà Hồ

Gà Hồ hay còn gọi là gà tiến vua. Đây là một giống gà quý nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, có xuất xứ ở Bắc Ninh. Gà có đuôi xòe to như cái nơm, chân to tròn, vảy chân mịn.

1.3. Giống gà mía

Gà mía có nguồn gốc từ Sơn Tây. Gà có đặc điểm mình ngắn, đùi to, có da đỏ, lông của gà mái có màu vàng hoặc nâu xám, gà trống có màu tía. Thịt của gà mía thơm ngon và đậm, nó không quá dai như gà ta và không quá mềm nhũn như thịt gà công nghiệp.

1.4. Giống gà chọi

Gà chọi là một trong những giống gà có chất lượng thịt ngon nhất hiện nay. Thịt của gà chọi ngon, dai, đậm thịt, được rất nhiều người ưa chuộng.

1.5. Giống gà tre

Gà tre có kích thước nhỏ, tuy nhiên chất lượng thịt thơm ngon, màu lông đẹp. Do đó, đây là một trong những giống gà có chất lượng thịt ngon và phổ biến hiện nay.

1.6. Giống gà ác

Gà ác có đặc điểm lông trắng, vóc dáng nhỏ. Nhưng đây là giống gà có chất lượng thịt rất thơm ngon, được xếp vào loại gà ngon nhất ở nước ta. Không những thịt gà ác thơm ngon mà thịt gà ác còn rất bổ dưỡng.

1.7. Giống gà Đông tảo, gà Đông tảo lai

Giống gà Đông tảo, gà Đông tảo lai

Gà Đông tảo cùng với gà Hồ là giống gà tiến vua thời xưa. Gà Đông tảo có đặc điểm thân hình lớn, vạm vỡ, đặc biệt là đôi chân siêu to. Thịt gà Đông tảo rất thơm ngon, ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh. Trên thị trường hiện nay, gà Đông tảo không nhiều, giá thành cũng tương đối đắt. Đây là giống gà đang được khuyến khích nhân giống phát triển đàn. Ngoài gà Đông tảo thuần, gà lai Đông tảo hiện cũng là giống gà được các hộ chăn nuôi ưa chuộng. Tuy giá bán của giống gà này không cao hơn giống gà thường bao nhiêu, nhưng chất lượng thịt vẫn rất thơm ngon.

1.8. Giống gà Tam hoàng

Gà Tam hoàng là một giống gà quen thuộc, gà lớn nhanh cho trọng lượng thịt cao và thơm ngon. Thịt gà không quá bở, cũng không quá dai. Giống gà này chuyên dùng để nuôi công nghiệp.

2. Thiết kế chuồng nuôi

2.1. Bố trí chuồng nuôi gà thịt

Để bắt đầu mô hình nuôi gà thịt, bà con cần thiết kế chuồng nuôi gà. Bà con cần chọn nơi xây chuồng nuôi gà thịt ở nơi cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng nuôi cần tránh gió lùa, ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Bố trí chuồng nuôi gà thịt

  • Bố trí chuồng nuôi gà ở khu riêng biệt, cách xa khu dân cư, để tránh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến dân cư sinh sống.
  • Bà con tiến hành xây chuồng nuôi gà. Nền chuồng sử dụng bê tông nhám để đầm, chân tường xây bằng gạch, phía trên tường sử dụng lưới bao bọc (lưới B40) để đảm bảo sự thông thoáng cho chuồng nuôi.
  • Mái của chuồng nuôi gà thịt được lợp bằng mái fibro xi măng hoặc bằng tranh là tốt nhất. Bà con có thể sử dụng mái tôn nhưng cần duy trì nhiệt độ đúng yêu cầu (nhiệt độ bên trong chuồng gà cần duy trì khoảng 32 độ C). Lợp rộng phần mái vượt quá tường chuồng gà càng nhiều càng tốt, khi đó sẽ tránh được mưa, nắng chiếu vào chuồng gà.

2.2. Xử lý chuồng trước khi nuôi

  • Xử lý chuồng trước khi nuôi gà là một khâu rất quan trọng trước khi tiến hành nuôi gà thịt thương phẩm. Bà con cần tiến hành quét dọn, bơm nước rửa chuồng nuôi sạch sẽ.
  • Dùng vôi với nồng độ khoảng 20% để quét lên toàn bộ tường và nền chuồng trước khi rải chất độn chuồng lên khoảng 10cm.
  • Bà con dùng clo tẩy với liều lượng 1 lít/1m2 để xử lý vi khuẩn. Bà con nên để trống chuồng khoảng 2-3 ngày sau khi quét dọn và xử lý vi khuẩn thì mới nên thả gà vào.

3. Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà

Sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi gà thịt là một kỹ thuật nuôi gà thịt đang được sử dụng rộng rãi tại các mô hình nuôi gà thịt hiện nay. Có hai cách làm đệm lót sinh học nuôi gà:

3.1. Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà thịt từ trấu

  • Bước 1: Bà con trải một lượng trấu với độ dày từ 10-15cm trên toàn bộ nền chuồng nuôi gà, sau đó thả gà vào.
  • Bước 2: Sau khi quan sát thấy phân trải kín trên bề mặt chuồng, đối với gà úm vào khoảng 7-10 ngày, gà thịt là 2-3 ngày, bà con dùng cào, cào sơ qua lớp mặt đệm lót. Khi làm bà con cần quây đàn gà gọn vào một góc để tránh gây xáo trộn.
  • Bước 3: Bà con rắc đều chế phẩm sinh học EM VBio lên trên lớp đệm lót sinh học trong chuồng nuôi gà. Sau đó cào đều và nhẹ lên trên lớp đệm lót sinh học để lớp chế phẩm có thể được rải đều khắp toàn bộ trên nền chuồng nuôi gà thịt.

 

3.2. Cách làm đệm lót sinh học từ mùn cưa kết hợp với trấu

Kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học từ mùn cưa kết hợp với trấu giúp kéo dài thời gian nuôi, do mùn cưa có đặc tính hút ẩm tốt. Dưới đây là các bước hướng dẫn làm đệm lót sinh học nuôi gà từ mùn cưa kết hợp trấu:

  • Bước 1: Bà con rải một lớp trấu với độ dày khoảng 8-10cm, sau đó tiếp tục rải một lớp mùn cưa với độ dày 7-10cm lên trên khắp nền chuồng nuôi gà thịt. Nếu mùn cưa quá khô bà con có thể phun, tưới thêm nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa khi đạt được độ ẩm 20% sau đó trộn đều lên.
  • Bước 2: Bước này bà con thực hiện tương tự như cách làm đệm lót sinh học từ trấu.
  • Bước 3: Sau khi đã cào xong lớp mặt của chất độn chuồng nuôi, bà con rắc đều chế phẩm sinh học EM VBio đã ủ lên trên bề mặt lớp trấu và mùn cưa. Tiến hành cào nhẹ và đều để lớp chế phẩm này được phân tán đều khắp mặt sàn chuồng nuôi.

Kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học

3.3. Lưu ý khi làm đệm lót sinh học nuôi gà thịt

Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà bà con cần lưu ý: Do nhiệt độ của đệm lót khá cao, khi úm gà bà con chỉ cần quây kín phía dưới khoảng dưới 50cm, phía trên cần duy trì sự thông thoáng. Khi vào mùa nắng nóng khi muốn thắp đèn cho gà, bà con cần treo cao để không làm nóng gà.

4. Vệ sinh thú y trước khi nuôi

Công tác vệ sinh trước khi nuôi gà thịt có vai trò quan trọng khi bà con tiến hành nuôi gà, giúp ngăn chặn các mầm bệnh tiếp xúc với vật nuôi.

Bà con cần vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, xung quanh chuồng nuôi, vườn thả và các dụng cụ nuôi gà bằng vôi, các dung dịch sát trùng trong nuôi gà. Sau đó, bà con để trống chuồng trại trong 2-3 ngày sau đó mới thả gà vào.

5. Các dụng cụ cần thiết

5.1. Máng ăn cho gà

Khi nuôi gà thương phẩm, bà con cần sử dụng máng ăn cho gà, tránh hiện tượng gà chen lấn khi ăn, gà ăn thức ăn được đồng đều. Giai đoạn gà từ 2-3 tuần tuổi, bà con dùng máng ăn làm bằng nhựa hoặc tôn, kích thước máng ăn cho 100 con gà trung bình là 60x80cm. Đến giai đoạn gà được 3 tuần bà con thay bằng loại máng ăn dài hơn hoặc máng P50. Khi cho gà ăn, bà con cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn, loại bỏ chất bẩn, chất độn chuồng trong máng ăn.

5.2. Máng uống

Bà con sử dụng loại máng uống dạng chụp nước uống tự động bằng nhựa dung tích 3,5 lít/100 con gà. Khi gà phát triển đến giai đoạn gà nhỡ, bà con cần dùng loại máng uống có dung tích 6-8 lít cho 50-100 con gà. Máng uống cần được đặt ở vị trí cách xa máng ăn, tránh nước bị đổ vào thức ăn.

Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

5.3. Chụp sưởi, cót quây, rèm che

Bà con cần chuẩn bị cót quây, chụp sưởi, rèm che,… để chuẩn bị khi nuôi gà. Những dụng cụ này cần phải được khử trùng trước khi thả gà 2-3 ngày.

6. Kỹ thuật nuôi gà thịt

Kỹ thuật nuôi gà thịt khá phức tạp, quá trình này yêu cầu bà con cần tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật, và hướng dẫn để mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học đạt năng suất, và chất lượng tốt nhất.

6.1 Cách chọn gà giống

Để mô hình nuôi gà thịt đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất. Bà con cần lựa chọn gà con giống đạt chất lượng trước khi đưa vào chăn nuôi:

  • Bà con chọn những giống gà có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ mua đáng tin cậy.
  • Gà con giống đạt tiêu chuẩn cần có những đặc điểm: chân gà thẳng, cứng, nhanh nhẹn, mắt gà tròn, rốn khô, bụng thon mềm, mang màu lông đặc trưng của từng giống gà,…

6.2 Nuôi gà con

Kỹ thuật chọn giống gà

*Giai đoạn úm gà:

  • Bà con dùng tấm cót quây tròn để úm gà với bán kính 1.5m bên trong chuồng nuôi. Trước khi đưa gà vào úm, cần sưởi quây 5h. Gà con giống khi mới nhận về nên cho uống nước trong khoảng 2 tiếng sau đó mới cho gà ăn, không nên cho gà ăn ngay.
  • Lượng gà con úm phù hợp trong mùa hè vào khoảng 400 con, mùa đông khoảng 500 con trong một quây úm.
  • Mật độ nuôi gà thịt khi úm gà thích hợp là từ 60-70 con/m2.
  • Thời gian úm gà 1-21 ngày tuổi, để gà con cứng cáp hơn bà con có thể úm trong vòng 28 ngày.
  • Nhiệt độ úm gà cần được duy trì từ 29-33 độ C.
  • Trong khi úm gà thịt bà con cần quan sát đàn gà úm, nếu thấy gà chụm lại thì nhiệt độ bị thấp. Ngược lại, nếu đàn gà tản ra xung quanh cót quây khi này nhiệt độ bị quá cao. Bà con cần điều chỉnh về nhiệt độ phù hợp.

*Ánh sáng:

  • Gà con cần được bổ sung đầy đủ ánh sáng đặc biệt là trong 3 ngày đầu tiên khi úm, điều này đảm bảo cho gà dễ dàng tìm thấy thức ăn và nước uống. Thời gian chiếu sáng tốt nhất trong giai đoạn này là cần được chiếu sáng suốt 24h. Sang đến ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, bà con có thể giảm giờ chiếu sáng xuống còn 16-20 giờ/ngày.
  • Thiết bị chiếu sáng cho gà: bà con có thể dùng bóng hồng ngoại, bóng đèn điện, lò ủ trấu, đèn măng xông,… Bà con cần quan sát phản ứng của đàn gà với ánh sáng, từ đó có thể điều chỉnh phù hợp.

*Nhiệt độ và độ ẩm:

  • Gà con rất cần hơi ấm, do đó trong 3 ngày đầu bà con nên duy trì nhiệt độ trong quây úm gà từ 30-31 độ C. Ngày thứ 4-7 nhiệt độ từ 29-30 độ C. Đến ngày thứ 8-14 nhiệt độ từ 28-29 độ C. Từ ngày 14-21 nhiệt độ từ 26-27 độ C.
  • Về độ ẩm: Bà con cần đảm bảo chuồng nuôi gà con thịt được khô ráo, không để đàn gà bị ướt.

6.3. Gà vỗ béo

Khi gà đã phát triển, bà con cần vỗ béo gà đúng cách, đúng thời điểm để gà có thể nhanh xuất chuồng, từ đó thu lại lợi nhuận kinh tế cao. Đối với gà thịt, bà con nên vỗ béo gà từ sớm.

cách nuôi gà thịt

Trong giai đoạn này, bà con nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của gà. Bà con nên cho gà ăn theo tỷ lệ: Một bữa cho gà ăn 40-55% bột ngô, cám gạo từ 10-30%, khô dầu 20%, bột cá từ 4-8%. Bà con có thể sử dụng men ủ thức ăn chăn nuôi VBio để ủ với cám gạo, bột ngô, bột sắn để cho gà ăn, giúp gà ăn tốt, chóng lớn. Ngoài ra, hàng ngày bổ sung thêm các vitamin quan trọng như A,B, C, D, E, vitamin B Complex, bổ sung thêm rau xanh như rau muống, bèo,… Nên cho gà ăn nhiều bữa trong ngày (3-4 bữa) và đảm bảo thức ăn luôn được tươi mới.

 

Nuôi gà thịt bao lâu thì xuất chuồng? Thời gian nuôi gà thịt đến khi xuất bán phụ thuộc vào giống gà và cách nuôi gà thịt của người chăn nuôi. Đối với các giống gà nhỏ như: gà tre, gà ri, gà Đông tảo, gà Hồ thường thời gian nuôi và xuất bán sẽ muộn hơn, khoảng 120 ngày. Còn đối với các giống gà công nghiệp thì thời gian xuất bán sẽ nhanh hơn, gà có thể xuất bán sau 100 ngày nuôi.

7. Một số bệnh thường gặp

Khi nuôi gà thịt, bà con sẽ bắt gặp nhiều loại bệnh ở gà, vì gà là động vật dễ bị nhiễm các loại bệnh khác khau. Sau đây là một số loại bệnh thường gặp ở gà:

Một số bệnh thường gặp gà thịt

7.1. Bệnh Niu-cát-xơn

Niu-cát-xơn là một loại bệnh phổ biến ở gà, bệnh xảy ra vào mọi lứa tuổi của gà. Bệnh lây lan rộng, phát nhanh, tỷ lệ gà chết cao.

Triệu chứng của bệnh: Gà có hiện tượng bị ủ rũ, cánh xệ, xù lông, đứng gật gù, không ăn hay chui đầu vào cánh, rụt cổ nhắm mắt. Với những triệu chứng trên bệnh còn được gọi là bệnh gà rù.

Gà gặp phải tình trạng ăn không tiêu, diều căng đầy hơi, thở khò khè bại liệt, mũi miệng chảy dịch nhờn keo, phân màu trắng xanh loãng, mùi tanh, gà bị kiệt sức rồi chết.

Để giảm thiểu tối đa bệnh niu-cát-xơn ở gà, bà con cần theo dõi và tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh theo từng độ tuổi.

7.2. Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường xảy ra đối với gà giò và gà lớn. Bệnh phát triển mạnh vào thời gian giao mùa. Bệnh thường xảy ra đột ngột và lây lan nhanh, gây chết về đêm. Triệu chứng của bệnh: có có biểu hiện kém ăn hay bỏ ăn, ủ rũ, mồm tím tái, chảy dịch nhờn ở miệng, ăn không tiêu, tiêu chảy phân trắng có lẫn máu, khò khè, bại liệt, sau đó bị chết.

7.3. Bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro thường xảy ra với gà con trong độ tuổi từ 3-6 tuần. Gà phát bệnh đột ngột, bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao.

Triệu chứng của bệnh: Gà có biểu hiện bứt rứt khó chịu, bay nhảy lung tung, mổ cắn nhau tại khu vực hậu môn. Gà kém ăn haowcj bỏ ăn, diều căng đầy hơi, ủ rũ, xã cánh, tiêu chảy phân loãng màu trắng.

7.4. Bệnh cúm gia cầm (H5N1)

Bệnh cúm gia cầm là một loại bệnh gây ra bởi virus. Bệnh lây lan nhanh từ loài này sang loài khác trên phạm vi rộng, thường gây thành dịch và lây sang cả người. Bệnh cúm gia cầm rất nguy hiểm, biểu hiện chủ yếu của bệnh gây ra trên đường hô hấp như sốt cao, ho, mệt mỏi toàn thân, đau cơ, đau đầu, kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn ở gà con.

7.5. Bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, bệnh diễn ra phổ biến khi bà con nuôi gà thịt thả vườn.

Triệu chứng của bệnh là các nốt mụn mọc ở đầu, niêm mạc miệng, mắt, đôi khi có thể xuất hiện mủ trong miệng hoặc mắt. Khi những nốt mịn này chín sẽ chảy ra và gây mù mắt, viêm phổi, gà kém ăn và cuối cùng là chết.

8. Tiêm vắc xin phòng bệnh ở gà

Khi chăn nuôi gà, bà con cần theo dõi lịch tiêm phòng và thực hiện đúng quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà để đàn gà thịt được khỏe mạnh, không mắc các bệnh dịch nguy hiểm, nuôi gà thịt có năng suất cao.

Tiêm vắc xin phòng bệnh ở gà

Bà con tham khảo lịch tiêm phòng cho gà theo từng giai đoạn dưới đây:

  • Gà 1 ngày tuổi: Sử dụng vắc xin IB chủng H120 100 liều, pha 1 lọ vắc xin cùng với 10ml nước cất sau đó nhỏ vào miệng hoặc mũi gà mỗi con 2 giọt để phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB).
  • Gà 3 ngày tuổi: Phòng bệnh gà rù (bệnh niu-cát-xơn). Bà con pha 10ml nước sinh lý mặn đã được làm mát vào lọ vắc xin Niu-cát-xơn chủng F 100 liều, tiến hành nhỏ vào mắt mỗi bên 1 giọt hoặc nhỏ miệng 2 giọt/con.
  • Gà 7 ngày tuổi: Sử dụng vắc xin để phòng bệnh đậu gà. Bà con sử dụng vắc xin đậu gà tiêm vào vùng da mỏng của mặt bên trong cánh gà.
  • Gà 10 ngày tuổi: Sử dụng vắc xin Gumboro pha với 10ml nước sinh lý đã làm mát, dùng để nhỏ mắt mỗi bên một giọt hoặc nhỏ miệng 2 giọt/con để phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro.
  • Gà 15 ngày tuổi: Bà con tiêm vắc xin phòng cúm gia cầm cho gà. Cúm gia cầm là một loại bệnh rất nguy hiểm, bệnh này có thể lây nhiễm sang người. Do đó, bà con cần chú ý tiêm phòng đầy đủ loại vắc xin phòng bệnh này. Dùng vắc xin H5N1 với liều 0,3ml/con để tiêm dưới da cổ của gà.
  • Gà 21 ngày tuổi: Tiêm phòng nhắc lại vắc xin phòng bệnh Niu-cát-xơn. Bà con sử dụng vắc xin niu-cát-xơn chủng Lasota, dùng 10ml nước sinh lý mặn đã được làm mát vào lọ 100 liều dùng để nhỏ mắt, hoặc pha 500ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều và cho gà uống mỗi con 5ml.
  • Gà 24 ngày tuổi: Phòng nhắc lại bệnh Gumboro bằng vắc xin Gumboro. Pha 500ml nước sinh lý mặn đã được làm mát vào lọ 100 liều cho gà uống mỗi con 5ml.
  • Gà 40 ngày tuổi: Sử dụng vắc xin tụ huyết trùng liều 0,5ml/con tiêm dưới da cổ hoặc da ức của gà để phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà.
  • Gà 2 tháng tuổi: Tiêm phòng bệnh niu-cát-xơn bằng vắc xin niu-cát-xơn chủng M. Bà con pha 50ml nước sinh lý mặn đã được làm mát vào lọ vắc xin 100 liều, sau đó tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực gà, liều tiêm 0,5ml/con.

hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học

Bài viết trên đây, LamnongTV đã hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên, bà con có thêm những kiến thức trong chăn nuôi gà thịt, để ứng dụng vào mô hình nuôi gà thịt của gia đình mình một cách hiệu quả, và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Kỹ Thuật Chế BiếnVà Dự Trữ Thức Ăn Cho Bò Trong Vụ Đông
Nuôi bò / 06-09-2024

Kỹ Thuật Chế BiếnVà Dự Trữ Thức Ăn Cho Bò Trong Vụ Đông

Mở bài Tầm quan trọng của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho bò Vụ đông là thời kỳ thử thách lớn đối...
Kỹ thuật nuôi dế sinh sản được chuyên gia chia sẻ từ A-Z

Kỹ thuật nuôi dế sinh sản được chuyên gia chia sẻ từ A-Z

Nuôi dế sinh sản hiện nay đang dần trở thành một hướng đi mới trong chăn nuôi dành cho bà con nông dân để phát...
Kỹ thuật nuôi dê vỗ béo từ A – Z: Chuồng trại, chọn giống, thức ăn, cách chăm sóc
Nuôi dê / 27-08-2024

Kỹ thuật nuôi dê vỗ béo từ A – Z: Chuồng trại, chọn giống, thức ăn, cách chăm sóc

Nuôi dê thịt vỗ béo là hướng chăn nuôi dê thương phẩm được nhiều nông dân tìm kiếm và áp dụng để phát triển kinh...
Mô hình chăn nuôi bền vững nhờ áp dụng công nghệ ép cám viên
Tin tức / 14-08-2024

Mô hình chăn nuôi bền vững nhờ áp dụng công nghệ ép cám viên

Khởi đầu của một mô hình chăn nuôi mới Mô hình chăn nuôi truyền thống đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, từ...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image