images

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản sử dụng đệm lót sinh học từ chuyên gia

17/06/2021

Chuyên gia hàng đầu chia sẻ kỹ thuật nuôi bò sinh sản sử dụng đệm lót sinh học

Làm đệm lót sinh học cho bò là một trong những giải pháp chăn nuôi bền vững được nhiều bà con nông dân lựa chọn, bởi đệm lót sinh học xử lý triệt để được mùi hôi thối chuồng trại, giảm thiểu tối đa vấn đề bệnh dịch, giúp bò khỏe mạnh, mau lớn, vỗ béo nhanh, sinh sản tốt. Kỹ thuật nuôi bò sinh sản bằng đệm lót sinh học như thế nào cho đạt chuẩn? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà con đã đặt ra. Để giải đáp mọi thắc mắc của bà con về cách làm đệm lót sinh học cho bò, LamnongTV mời bà con theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản

I. Đặc điểm sinh lý sinh sản ở bò cái

1. Sự thành thục về tính

Khi tìm hiểu về bò sinh sản, điều đầu tiên bà con cần tìm hiểu đó là đặc điểm sinh lý của bò về sự thành thục về tính cũng như chu kỳ động dục và thời kỳ phối giống của bò.

Bò thành thục về tính khi nó đã sinh trưởng và phát triển đến giai đoạn có khả năng sinh sản. Lúc này cơ quan sinh dục bắt đầu sinh các tế bào sinh học, có khả năng thụ tinh đồng thời dưới tác dụng của Hormon cơ quan sinh học đã phát triển. Lúc nào bò cái bắt đầu xuất hiện chu kỳ động dục, tuổi thành dục về tính ở các giống bò khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mùa vụ, thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc và khí hậu.

Đối với bò Việt Nam tuổi thành thục về tính là 12 – 15 tháng, nhưng không thể cho bò phối vào lúc này vì sẽ ảnh hưởng xấu đến bê con sinh ra.

Bò cái nên cho nhảy lần đầu khi đã thành thục về thể vóc, qua nghiên cứu và ứng dụng thực tế thì các chủ bò trang trại bò sinh sản nhận thấy rằng, nên cho bò cái phối giống và có chửa khi đạt ít nhất 18 tháng tuổi.

2. Chu kỳ động dục

Sự thay đổi về tính có chất chu kỳ gọi là chu kỳ động dục. Đối với bò chu kỳ động dục bình quân 21 ngày (17-25 ngày). Trong một chu kỳ động dục được chia làm 4 thời kỳ.

  • Thời kỳ trước động dục.
  • Thời kỳ động dục.
  • Thời kỳ sau động dục.
  • Thời kỳ yên tĩnh.

3. Động dục của bò cái và thời kỳ phối giống thích hợp

Động dục ở bò cái sinh sản là lúc mà bộ máy sinh dục chuẩn bị mọi điều kiện để thụ thai, cũng là lúc bò các muốn gần bò được, bò cái động dục trong khoảng 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-28 ngày thì bò cái có thể động dục trở lại.

  • Biểu hiện của động dục: Bò kém ăn, nhớn nhác, nhảy lên con bò khác, âu yếm con khác hoặc để con khác nhảy lên.
  • Biểu hiện ở cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng, mép trong âm hộ màu đỏ, chảy nước nhờn từ lỏng đến đặc dần, màu chuyển từ từ sang đục dần, kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, đuôi bò cái thường cong lên hoặc lệch sang một bên.
  • Thời điểm phối giống thích hợp: Thời gian rụng trứng từ 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục và trứng chỉ sống trong khoảng 6-10 giờ sau khi trứng rụng. Còn tinh trùng chỉ sống trong đường sinh dục bò cái 12-18 giờ sau khi dẫn tinh. Chính vì vậy ta phải nên phối giống cho bò 2 lần để đón trước và sau, tức là lần đầu vào lúc 12 giờ sau khi bắt đầu động dục và lần 2 sau khi phối giống lần trước 12 giờ.
  • Biểu hiện lâm sàng: Khi thấy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và mặt trong chuyển sang màu đỏ đậm, nhìn thấy đuôi bò quệt nước nhờn dính và bò cái chịu đứng im cho bò đực nhảy lên. Đó là triệu chứng phát hiện thời điểm để thụ tinh cho bò đạt kết quả cao.

II. Cách chọn bò giống sinh sản tốt

Khi chọn bò cho mục đích nuôi sinh sản, người ta thường chọn những con bò đáp ứng được 2 yêu cầu sau:

Thứ nhất là tuổi đẻ: Bò cái sinh sản tốt có tuổi đẻ lứa đầu khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi. Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn, tốt nhất là bò cái đẻ năm một.

Thứ 2 là về ngoại hình: Một con bò cái sinh sản tốt phải có ngoại hình đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Ngoại hình bò có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa.
  • Đầu thanh nhẹ và mũi to, mõm rộng, hàm răng đều đặn và trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
  • Ngực sâu và rộng, xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.
  • Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.
  • Bầu vú bò phát triển về phía sau, 4 núm vú đề và dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vú nổi rõ.

Cách chọn bò giống sinh sản

III. Xây dựng chuồng trại

Để đàn bò sữa khỏe mạnh và phát triển một cách tốt nhất, thì việc xây dựng chuồng trại là một trong những kỹ thuật nuôi bò sinh sản rất cần thiết. Nhưng để lên kế hoạch xây dựng chuồng trại cho bò như thế nào là hợp lý là điều không phải ai cũng có thể nắm rõ. Vậy mời bà con theo dõi cách chọn hướng, chọn không gian, chọn vật liệu hay cách thiết kế chuồng trại mà LamnongTV chia sẻ dưới đây nhé.

  • Hướng chuồng tốt nhất vẫn là hướng Nam hoặc Đông Nam, đây là hướng tránh gió đón nắng, rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của vật nuôi.
  • Chọn vùng đất cao ráo, thoáng mát, không đọng nước, cách xa khu vực sinh sống của con người để xây chuồng. Nên để khoảng sân trống để bò vận động.
  • Thiết kế nền chuồng phải khô ráo, có độc dốc hướng về các rãnh thoát nước. Có thể để nền đất hoặc tráng xi măng, nền gạch và giải pháp tốt nhất hiện này là bà con nuôi bò bằng đệm lót sinh học, với phương pháp này rất hữu ích cho đàn bò và chủ nông hộ.
  • Vật liệu xây chuồng không cần quá đắt tiền, có thể tận dụng gỗ, tre để xây dựng, cần có mái che để che nắng, che mưa cho bò.
  • Mật độ cho chuồng bò thấp nhất phải từ 5 – 6 m2/con
  • Trang bị đầy đủ dụng cụ cho bò ăn, uống, vệ sinh sạch sẽ.

nuôi bò bằng đệm lót sinh học

IV. Làm đệm lót sinh học cho bò sinh sản

Những ưu điểm tuyệt vời khi bà con sử dụng đệm lót sinh học cho bò:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức lao động.
  • Bò sạch sẽ, khỏe mạnh, ít bệnh, tăng trưởng nhanh.
  • Tận dụng được nguồn phân chuồng làm phân bón cho cây trồng.
  • Giảm triệt để mùi hôi thối chuồng trại.

Vậy để đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, mời bà con theo dõi các bước làm đệm lót sinh học dưới đây nhé.

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm đệm lót sinh học cho bò

Để tiến hành làm đệm lót sinh học cho bò, bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Cần chuẩn bị trấu hoặc xơ dừa 30%.
  • Mùn cưa hoặc lõi ngô nghiền 70%.
  • 1-2kg chế phẩm sinh học VBio.

Đệm lót sinh học chăn nuôi bò

Với những nguyên liệu rất quen thuộc với bà con, bà con sẽ không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu, và mang lại lợi ích cho đàn vật nuôi của mình.

2. Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho bò

Để làm đệm lót sinh học cho bò bà con cần lưu ý, số lượng trấu và mùn cưa phải đảm bảo để làm đệm lót với độ dày từ 30 đến 40 cm. Ngoài ra nguyên liệu làm đệm lót sinh học phải đảm bảo độ sơ cao, độ trơ cứng, không xảy ra tình trạng mềm nhũn, thành phần dinh dưỡng ở mức quy định và không chứa chất độc hay chất kích thích cho vật nuôi.

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi bò sinh sản được thực hiện theo quy trình các bước như sau:

  • Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền, đảm bảo độ dày từ 10 – 15cm.
  • Bước 2: Phun nước sạch lên lớp mùn cưa hoặc trấu để đảm bảo độ ẩm từ 20 đến 30%. Khi phun nước bà con nên lấy cào để đảo đều cho mùn cưa và trấu ẩm đều cũng như làm phẳng bề mặt. Để kiểm tra độ ẩm của mùn cưa hoặc trấu, bà con cần bốc một nắm vào tay rồi bóp lại, nếu thấy không có nước ra ướt tay và phần trấu có màu sẫm mà vẫn tươi là đã đạt độ ẩm mong muốn.
  • Bước 3: Bà con chia đều chế phẩm sinh học Vbio và rắc trực tiếp lên nền chuồng. Lặp đi lặp lại công tác này cho đến khi nào đạt được độ dày từ 30 đến 40cm.
  • Bước 4: Sử dụng bạt phủ kín bề mặt đệm lót sau khi đã thực hiện xong. Đợi 5-7 ngày là có thể thả bò vào chuồng.
  • Bước 5: Sau khi thả bò vào chuồng được tầm 5 – 10 ngày thì rắc thêm 0.5kg Vbio lên bề mặt nền. Đảo đều để cho chế phẩm phủ kín mặt nền.

cách làm đệm lót sinh học

3. Bảo dưỡng đệm lót sinh học cho bò

Bên cạnh việc nắm bắt cách làm đệm lót sinh học phục vụ mục đích nuôi bò. Bà con cũng đừng quên chú ý bảo dưỡng.

Để bảo dưỡng đệm lót sinh học cho chăn nuôi bò, giúp nó kéo dài thời gian sử dụng hơn, thì bà con định kỳ 20 đến 30 ngày nên rắc khoảng 0.5kg chế phẩm sinh học Vbio một lần đối với bò dưới 40kg, còn đối với bò trên 40kg thì định kỳ từ 10 đến 15 ngày nên rắc chế phẩm sinh học một lần. Bà con cũng cần căn cứ mật độ vật nuôi trong chuồng, xem lượng phân hàng ngày thải ra để điều chỉnh thời gian hợp lý. Thường xuyên đảm đều đệm lót để kích thích quá trình phân giải hiếu khí, tiêu diệt sinh vật gây bệnh, làm khô chất độn và phân.

V. Phương pháp chăm sóc trong kỹ thuật nuôi bò sinh sản

1. Chuẩn bị thức ăn cho bò

Thức ăn cho bò, bà con luôn hiểu đơn giản là chỉ cần cho ăn rơm và cỏ tươi là chính, tuy nhiên đối với bò sinh sản thì lượng thức ăn cần bổ sung đa dạng hơn như thân cây ngô, các loại họ đậu hay cây mía, cám ngô, gạo, bột xương… để bò hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất, thì bà con nên băm nhỏ các loại cỏ và phối trộn động đều các loại bột ngô, bột cám, bột xương, mật rỉ đường để bò ăn ngon miệng hơn, từ đó bò sẽ khỏe mạnh, sinh sản tốt hơn.

Chế biến thức ăn cho bò sinh sản

  • Chế độ ăn đối với bò có chửa phải chia nhỏ bữa ăn, ít nhất chia làm 3 bữa/1 khẩu phần thức ăn, tránh tập trung khẩu phần ăn vào 1 bữa.
  • Trong khoảng thời gian từ 15 – 20 ngày đầu sau khi bò đẻ cần cho bò ăn cháo (1-1,5kg thức ăn tinh/con/ngày) và khoảng 25 – 30gr muối ăn, 30 – 40gr bột xương và phải có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.
  • Vào những ngày tiếp theo, trong suốt khoảng thời gian nuôi con, một ngày cần phải cung cấp cho bò mẹ ăn khoảng 30kg cỏ tươi, 2-3kg rơm ủ, 1-2kg cám hoặc có thể dùng thức ăn phối trộn để bò mẹ hồi phục sức khỏe nhanh.

2. Chuẩn bị nước uống

Đối với chăn nuôi bò sinh sản thì cần phải cung cấp lượng nước sạch đầy đủ cho bò mỗi ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài mà nhu cầu nước uống của bò cũng thay đổi theo. Thông thường một con bò trưởng thành cần từ 40 – 50 lít nước/ngà. Khi bò cái mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ nhu cầu sẽ tăng lên rất nhiều, có thể tăng gấp đôi lượng nước lúc bình thường.

Bà con cần chú ý, nếu nhiệt độ lạnh thì có thể giảm lượng nước xuống 20 – 25 lít/ngày, nếu nóng có thể lên đến 60-70 lít/ngày.

3. Cho bò phối giống

Thông thường tuổi phối giống lần đầu của bò mẹ là khi được 1,5 tuổi với trọng lượng yêu cầu phải nặng từ 170kg trở nên.

Khi thấy bò có nhiều dấu hiệu như biếng ăn, phần âm hộ chuyển sang màu hồng đỏ, hay rống lên, nhảy lên cơ thể con bò khác… chứng tỏ bò đã đến thời kỳ động dục. Đây là thời điểm thích hợp để cho bò cái phối giống.

Trong vòng từ 10-20 giờ khi bò có dấu hiệu động dục là thời điểm phối giống hiệu quả nhất.

Chăn nuôi bò bằng đệm lót sinh học

4. Chăm sóc bò mang thai

Khi bò có chửa bà con cần chú ý 2 thời kỳ dễ bị sảy thai, đây là một trong những kỹ thuật nuôi bò sinh sản đã được các chủ trang trại đúc rút và chia sẻ:

  • Thời kỳ đầu 3-4 tháng: Đây là thời kỳ dễ bị sảy thai do tác động của các chất hóa học, độc tố trong thức ăn, độc tố do vi khuẩn. Trong thời kỳ này thai kết hợp chưa chắc chắn với cơ thể mẹ qua nhau thai. Để phòng sảy thai cần chú ý các bệnh truyền nhiễm, cần phát hiện và điều trị kịp thời, hợp lý, xem xét kỹ thức ăn có độc tố, lên men.
  • Thời kỳ 7-8 tháng: Giai đoạn này chú ý tác động cơ học vì thai đã lớn, giai đoạn này tác nhân hóa học ít tác động.
  • Khi bò đang mang thai cần cho nghỉ cày kéo, đánh đập, hạn chế chăn thả ở những vùng có địa hình phức tạp.
  • Nếu nuôi bò bầy đàn lớn thì cần tách riêng những con bò cái có chửa sang 1 ô, không nhốt lẫn bò chửa và bò khác dễ gây sẩy thai do tác động cơ học.
  • Căn cứ vào lịch phối giống trước khi đẻ 15 ngày (8 tháng 20 ngày) phải tách riêng bò cái có chửa sắp đẻ để dễ chăm sóc và đỡ đẻ cho bò.

5. Đỡ đẻ cho bò

Thời gian mang thai của bò là 280 ngày (9 tháng 10 ngày), bà con cần dựa theo lịch phối giống tách bò lúc mang thai 9 tháng để chuẩn bị đỡ đẻ.

Cần chuẩn bị những vật dụng:
  • Nước muối 10% hoặc dung dịch thuốc tím 2%
  • Cồn sát trùng 900
  • Khăn lau khô, xà phòng, kéo, rơm hoặc rạ khô.
  • Trước khi bò đẻ cần rửa sạch bộ phận sau của bò như: Mông, âm hộ, vú bằng nước muối hay thuốc tím đã chuẩn bị.
Biểu hiện đẻ của bò:

Bò sắp đẻ bồn chồn, mất bình tĩnh, lấy chân gãi lên bụng và có biểu hiện làm ổ. Khi sắp sinh thấy đuôi cong lên, tĩnh mạch vú căng, hai mép âm hộ nở phù có dịch nhầy chảy ra, cơ mông nhão, trước khi đẻ 2-3 giờ sẽ thấy sữa đầu.

Đỡ đẻ cho bò:

Tay người đỡ đẻ cho bò phải sạch sẽ và sát trùng bằng cồn 900, trước hết kiểm tra xem thai thuận hay nghịch, nếu nghịch ta phải sửa lại thuận, trong trường hợp khó đẻ phải báo ngay cho thú ý can thiệp kịp thời. Khi vỡ ối, nước ối chảy ra và cũng là lúc bò rặn, thai sẽ từ từ thoát ra ngoài. Nếu bò yếu, ta giúp bò kéo thai ra, nhớ kéo theo nhịp rặn của bò.

Khi bê ra, ta bốc các chất nhờn ở mũi và miệng để cho bê hô hấp dễ dàng hơn. Dùng khăn lau khô bê và để bê nằm trên nệm rơm, rạ khô. nếu rốn không tự đứt phải dùng kép để được sát trùng cắt cách da bụng 5-10cm rồi tiêu độc – sát trùng bằng cồn 900. Bê sau khi sinh nên cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt.

Sau khi bê sinh con xong, cần phải được rửa sạch các bộ phận sau của bò bằng nước muối hoặc thuốc tím đã chuẩn bị. Nếu sau khi sinh 12 giờ mà nhau không ra thì phải can thiệp.

Bò đẻ thường sẽ bị mệt, nên cho uống thêm nước hòa cám, đường và ít muối. Cho bò ăn cỏ non có nhiều chất dinh dưỡng. Bà con chú ý theo dõi chăm sóc bò chu đáo trong thời gian này và dọn dẹp, tiêu độ chỗ bò đẻ.

6. Chăm sóc bê con

  • Trong vòng một tháng đầu, bê con cần hơi ấm và nguồn sữa của mẹ để sinh trưởng tố.
  • Đến khi bên con được 2 tháng tuổi, nên cho bê ăn dần thức ăn xanh và thức ăn khô.
  • Khi bê được 4 tháng tuổi, tập cho bê ăn thêm các loại khác như bó đỏ, củ khoai…
  • Khi bê được 6 tháng thì nên tách bê ra khỏi nguồn sữa mẹ, lúc này có thể áp dụng lượng thức ăn và nước uống đủ để bê sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
  • Đối với bê con, khi nuôi trên đệm lót sinh học không cần phải tắm, bộ lông phát triển tốt, không bị rụng lông, bê được giữ ấm bởi đệm lót, không bị viêm rốn. Nếu như nuôi chuồng nền xi măng theo cách truyền thống thì đến ngày thứ 2 đã phải tắm cho bê, tắm cho bê con như vậy sẽ dễ bị lạnh, dễ phát sinh bệnh hô hấp, tiêu chảy. So sánh với bê con nuôi truyền thống thì tốc độ tăng trưởng bê trên đệm lót cao hơn 20%. Vậy bà con nên chọn mô hình nuôi bò sinh sản bằng đệm lót sinh học để đàn bò phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

mô hình nuôi bò sinh sản

7. Phòng bệnh

Để chăn nuôi bò sinh sản phát triển một cách khỏe mạnh thì việc phòng bệnh cho bò là rất cần thiết, bà con cần phải thường xuyên vệ sinh khu vực bên trong chuồng trại và khuôn viên bên ngoài chuồng trại, đảm bảo các dụng cụ ăn uống sạch sẽ.

Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng các bệnh phổ biến cho bò như lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, các bệnh lây nhiễm như tả, lao…

Trên đây LamnongTV đã chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi bò sinh sản sử dụng đệm lót sinh học từ A-Z, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bà con nuôi bò sinh sản nhốt chuồng một cách đơn giản và năng suất hơn. LamnongTV chúc bà con luôn thành công.

Mời bà con theo dõi video mô hình nuôi bò sinh sản sử dụng đệm lót sinh học VBio

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Trọn bộ kỹ thuật nuôi bò úc từ A đến Z được chia sẻ từ các chuyên gia
Nuôi bò / 20-07-2021

Trọn bộ kỹ thuật nuôi bò úc từ A đến Z được chia sẻ từ các chuyên gia

Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới lượng bò Úc được tiêu thụ rất lớn và có giá trị...
Chia sẻ kỹ thuật nuôi bò vàng nhốt chuồng đem lại lợi nhuận cao
Nuôi bò / 19-07-2021

Chia sẻ kỹ thuật nuôi bò vàng nhốt chuồng đem lại lợi nhuận cao

Trước đây, người dân chăn nuôi bò chủ yếu theo hình thức chăn thả tự nhiên với mục đích phục vụ cày kéo. Tuy nhiên,...
Chia sẻ kỹ thuật nuôi bò lai sind hiệu quả từ các chuyên gia hàng đầu
Nuôi bò / 13-07-2021

Chia sẻ kỹ thuật nuôi bò lai sind hiệu quả từ các chuyên gia hàng đầu

Hiện nay, để có thể nâng cao chất lượng giống bò vàng Việt Nam, thì phương pháp lai tạo giữa bò ta và bò ngoại...
Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z
Nuôi bò / 13-07-2021

Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z

Kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được cải thiện rất nhanh nhờ nuôi giống bò  Brahman, vậy nên số người tìm hiểu về...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image