images

Kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo tăng trọng nhanh, chất lượng tốt

26/07/2021

Vỗ béo trâu là giai đoạn cuối trước khi giết thịt với mục đích giúp tăng thể trọng, sản lượng thịt xẻ và tạo ra vân mỡ trong sợi cơ. Tuy nhiên, hầu hết bà con chưa có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trâu vỗ béo, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vậy nuôi trâu vỗ béo như thế nào là đúng cách, có thể thúc đẩy sản lượng và chất lượng thịt? Dưới đây, lamnong.tv tiếp tục gửi đến bà con trọn bộ kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo. Mời bà con tham khảo để tích lũy thêm kinh nghiệm cho mô hình của mình.

Vỗ béo trâu

1. Thời gian nuôi vỗ béo

Nuôi trâu vỗ béo được tiến hành trong một thời gian ngắn cuối giai đoạn xuất chuồng, thường là từ 2 – 3 tháng. Mục đích của quá trình vỗ béo nhằm tăng sản lượng thịt khi xuất bán. Từ đó, lứa trâu sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trâu vỗ béo với nguồn thức ăn tiêu chuẩn, thức ăn sinh học thay vì cám công nghiệp sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Mặt khác còn tăng độ thơm, ngon, dài, giòn vốn có của thịt trâu.

Đưa đàn trâu vào vỗ béo khi thời tiết mát mẻ, nguồn thức ăn tươi xanh dồi dào. Miền Bắc thường tiến hành vỗ béo trâu vào cuối mùa hè, đầu mùa thu. Còn miền Nam vỗ béo trâu vào mùa mưa là thích hợp.

2. Mục tiêu nuôi trâu vỗ béo

Mục tiêu khi nuôi trâu vỗ béo là sau 3 tháng nuôi, trâu phải tăng được từ 15 – 20% khối lượng cơ thể so với hiện tại. Đảm bảo đàn trâu có tầm vóc, cân nặng đồng đều, béo tốt, không gầy gò hay mắc bệnh.

3. Đối tượng nuôi vỗ béo

Trâu thường được mổ thịt ở tháng thứ 24, do đó, đến tháng 21, đưa trâu vào vỗ béo. Đàn trâu giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, bộ răng khỏe. Chúng có thể tiêu thụ lượng thức ăn tốt, sản sinh năng lượng nuôi dưỡng và phát triển cơ thể.

Mục tiêu nuôi trâu vỗ béo

Một đối tượng nữa là trâu già, không còn khả năng sinh sản hoặc những con cái – con đực cho khả năng sinh sản thấp, không đạt chỉ tiêu. Tuy nhiên, so với trâu tơ thì trâu già sẽ có tốc độ phát triển chậm hơn. Chất lượng thịt cũng không được thơm, ngon, giòn như trâu tơ.

Lựa chọn những con trâu có thân hình gầy gò nhưng không mắc bệnh. Đảm bảo trâu vẫn có tác phong nhanh nhẹn, toàn thân phát triển cân đối, không dị tật, sừng vừa phải, cong hình bán nguyệt, bụng gọn, không xệ.

4. Mô hình nuôi trâu thịt cho năng suất cao

Giai đoạn nuôi trâu vỗ béo, bà con áp dụng cách nuôi nhốt hoàn toàn là phù hợp nhất, hạn chế vận động của trâu. Đáp ứng lượng thức ăn lớn với khẩu phần dinh dưỡng cao. Tỉ lệ thức ăn tinh chiếm từ 50 – 80% so với thức ăn thô xanh.

5. Hướng dẫn cách nuôi trâu vỗ béo

5.1. Kỹ thuật làm chuồng nuôi trâu vỗ béo

  • Lựa chọn vị trí:

Chuồng phải đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoáng nước. Chuồng trâu đặt cách xa nhà tối thiểu 10m để tránh mùi hôi thối, ruồi nhặng ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình.

  • Hướng chuồng trâu:

Hướng đông nam hoặc hướng nam là phù hợp nhất. Hướng này giúp chuồng trâu luôn khô thoáng, sạch sẽ, giảm dịch bệnh. Đồng thời có thể tránh được phần nào cái giá lạnh của mùa đông.

Hướng dẫn cách nuôi trâu vỗ béo

  • Diện tích nuôi trâu:

Đảm bảo tối thiểu 1 con có 4 – 5m2 diện tích. Mô hình nuôi trâu lấy thịt quy mô lớn, cần đảm bảo 1 con trâu trưởng thành có tối thiểu 2m2; trâu tơ có 1,5m2; và nghé con có 1m2 diện tích chuồng.

  • Nền chuồng:

Nên láng xi măng sạch sẽ có độ nghiêng về phía thoát nước 1,5 – 2% để thuận tiện làm sạch.

5.2. Kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo

Trước khi đưa vào vỗ béo, cần tiến hành tẩy giun, sán lá gan bằng các loại thuốc hiện có. Việc này sẽ giúp đàn trâu dễ dàng hấp thụ thức ăn, chuyển hóa thành năng lượng tích lũy cho thịt và gân.

Kỹ Thuật Nuôi Trâu Vỗ Béo

  • Vỗ béo trâu già

Tháng đầu tiên chủ yếu để đàn trâu làm quen với khẩu phần ăn vỗ béo. Vẫn cung cấp thức ăn thô xanh là chủ yếu. Cho chúng ăn khối lượng tối đa, giảm vận động. Ngoài ra, bổ sung thêm 1kg thức ăn tinh/ngày ở tháng đầu tiên và tăng dần lên đến tháng cuối cùng đạt 2kg/ngày.

  • Vỗ béo trâu tơ

Cho đàn trâu ăn thức ăn giàu năng lượng, tối thiểu 1kg tăng trọng cần 6,8 – 8,5kg vật chất khô. Như vậy, trong thời gian vỗ béo, bà con cho trâu tơ ăn 1 – 2kg thức ăn tinh và 20 – 22kg thức ăn tươi xanh trong 1 ngày.

Cũng có thể sử dụng củ quả, cỏ khô thay thế 1 phần thức ăn tươi. Trung bình 1kg cỏ khô = 3 – 4kg cỏ tươi. 1kg củ quả tươi = 1,1 – 1,2kg cỏ tươi. Đồng thời cần giảm vận động cho trâu để bớt hao phí năng lượng.

Vỗ béo trâu tơ

Tiêu chuẩn vỗ béo trâu

Khối lượng (kg)Năng lượng trao đổi (Mcal)Protein tiêu hóa (g)Ca (g)P (g)Muối (g)
23012,500455251427
26014,000514281631
29016,000574321735
32017,500633351938

5.3. Thức ăn cho đàn trâu thịt vỗ béo

Nuôi trâu vỗ béo cho ăn gì?

  • Cỏ tự nhiên

Cỏ tự nhiên sẵn có ở đồi hoang, rừng cây, mọc xung quanh bờ đê, đường đi lại, xen kẽ xung quanh các ruộng hoa màu. Vào mùa mưa, cây cỏ mọc tươi tốt, bà con nên tận dụng nguồn thức ăn dồi dào này để nuôi trâu.

Giá trị dinh dưỡng trong cỏ tự nhiên tương đối cao. Có thể cung cấp vitamin, khoáng và cả protein cho trâu nuôi thịt.

Thức ăn cho đàn trâu thịt vỗ béo

  • Cỏ trồng

Nuôi trâu vỗ béo theo quy mô tập trung, để đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào, bà còn bắt buộc phải quy hoặc đất để trồng cỏ nuôi trâu. Một số cây cỏ trồng phổ biến như: cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ lông para… Bà con có thể trồng thêm các cây họ đậu làm thức ăn cho trâu, phổ biến là cây keo đậu. Hàm lượng protein thô trong 1kg cỏ chiếm khoảng 75 – 145g, lượng chất xơ cao, từ 269 – 373g.

Nuôi trâu vỗ béo cho ăn gì

  • Phụ phẩm nông nghiệp

Phụ phẩm nông nghiệp là nguồn thức ăn dồi dào, chi phí thấp mà vẫn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho đàn trâu giai đoạn vỗ béo. Các loại phụ phẩm như: rơm, cây ngô già sau khi thu bắp, ngọn lá sắn, thân cây lạc, thân cây đậu, dây lang…

Các loại phụ phẩm nông nghiệp có thể cắt nhỏ, cho ăn tươi hàng ngày. Hoặc bà còn có thể ủ chua với urê, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học… làm thức ăn dự trữ giàu dinh dưỡng cho trâu.

  • Thức ăn củ quả

Củ quả cũng là một nguồn thức ăn quan trọng bà con có thể tận dụng. Phổ biến là: khoai, sắn, bí đỏ… Các loại thức ăn này đều rẻ tiền nhưng cung cấp cả về năng lượng và lượng nước có giá trị cho đàn gia súc. Ngoài ra, trong củ quả còn chứa nhiều gluxit dễ tiêu hóa, hấp thụ, vitamin C, caroten… thích hợp cho quá trình lên men trong dạ cỏ…

  • Phụ phẩm từ công nghiệp chế biến

Các loại phụ phẩm từ quá trình chế biến như: mật rỉ đường, bã bia, hèm rượu… Các loại phụ phẩm bổ sung năng lượng cao, hàm lượng protein lên tới 20 – 30%, giàu vitamin. Bà con có thể trộn với thức ăn tinh cho đàn trâu ăn hàng ngày, rất tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ năng lượng để tăng thể trọng.

Mật rỉ đường VBio
Mật rỉ đường VBio
  • Thức ăn tinh

Thức ăn tinh gồm có: ngô, đậu tương, thóc, cám, tấm, hạt ngũ cốc, các loại khô dầu… Các loại bột có nguồn gốc từ thủy hải sản như: bột xương, bột sò, bột cá…

Nguồn thức ăn này có chứa nhiều chất dinh dưỡng trong một đơn vị khối lượng. Nhờ đó có thể cung cấp năng lượng và nguồn protein dồi dào cho trâu.

Cách chế biến thức ăn nuôi trâu vỗ béo

Đối với các loại cỏ, thức ăn thô xanh, bà con băm nhỏ thành từng đoạn từ 3 – 5cm. Sau đó dùng để trộn đều với thức ăn tinh, chia thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn thô xanh có thể ủ chua để tăng thời gian bảo quản. Đồng thời tăng hàm lượng vi sinh vật có lợi cho dạ cỏ.

Men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi VBio
Men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi VBio

Chế phẩm men ủ thức ăn trong chăn nuôi được xem là giải pháp hữu hiệu và toàn vẹn nhất bà con có thể sử dụng để đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh và nhanh lớn.

Đối với các loại thức ăn giàu năng lượng, thức ăn tinh, đem nghiền mịn và trộn đều với thức ăn thô xanh đã băm nhỏ. Bà con có thể dùng mật rỉ đường để vỗ béo trâu với tỉ lệ khoảng 10%.

Khẩu phần thức ăn dùng để vỗ béo trâu thịt theo %
Nguyên liệuKhẩu phần (%)
KP 1KP 2KP 3KP 4
Sắn lát40405050
Bột ngô10101010
Rỉ mật30302020
Khô dầu lạc18121812
Bột keo đậu66
Ure0,50,51
Bột cá
Bột xương1111
Muối ăn10,510,5
Tham khảo khẩu phần ăn nuôi trâu vỗ béo như sau (kg/con/ngày):
    Khối lượng trâu    Cỏ tươi    Cỏ khô    Rơm lúa    Thức ăn tinh
23020140.5
26020141.0
290141.5
32030141.5
35030142.0

 

5.4. Thiết bị máy móc cần thiết trong chế biến thức ăn nuôi trâu

Đàn trâu cần khối lượng thức ăn lớn trong ngày. Vì thế, để đảm bảo cung ứng đủ, các mô hình chăn nuôi trang trại không thể không đầu tư máy móc thiết bị hỗ trợ. Các loại máy thích hợp vừa giúp tăng sản lượng, lại giảm gánh nặng về chi phí nhân công cho trang trại.

Một dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn nuôi trâu sẽ gồm những loại máy cơ bản sau:

  • Máy băm cỏ voi, thân ngô

Bà con sử dụng máy băm cỏ để băm cỏ voi, thân ngô, lá mía, thân cây đậu lạc… thành các đoạn ngắn từ 3 – 5cm cho trâu ăn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy băm cỏ với năng suất từ đa dạng, phù hợp cho quy mô nông hộ và trang trại. Phải kể đến như: Máy băm cỏ, băm cây ngô có băng tải 3A4Kw (600 – 800kg/h); Máy băm cỏ, xay ngũ cốc khô 3A4Kw (băm cỏ 600 – 700kg/h và  nghiền ngũ cốc 150 – 200kg/h); May thái cỏ đa năng 3A5,5Kw (1 – 4 tấn/ giờ ); Máy băm cỏ công suất lớn 3A30Kw (3 – 10 tấn/h)…

Máy băm cỏ, nghiền ngũ cốc 3A4Kw
Máy băm cỏ, nghiền ngũ cốc 3A4Kw
  • Máy băm nghiền đa năng

Máy băm nghiền đa năng cùng một lúc có thể vừa băm cỏ voi, nghiền bột khô ngũ cốc cho trâu. Đây là thiết bị chủ đạo được bà con nông dân sử dụng nhiều với giá trị kinh tế thấp, hiệu quả công việc rất cao.

Máy băm nghiền đa năng 3A1,5Kw
Máy băm nghiền đa năng 3A1,5Kw
  • Máy trộn thức ăn chăn nuôi di động

Chiếc máy này có công suất lên tới 11Kw, đặc biệt cần thiết cho trang trại nuôi trâu quy mô lớn, nhốt chuồng giai đoạn vỗ béo. Máy thực hiện 2 chức năng: trộn thức ăn và rải thức ăn di động cho đàn trâu nhốt chuồng.

Thùng trộn lớn cho phép bà con phối trộn cỏ tươi/ cỏ đã ủ chua với thức ăn tinh, chế phẩm sinh học, mật rỉ đường theo tỉ lệ thích hợp. Năng suất trộn trung bình đạt từ 200 – 500kg/mẻ.

Máy trộn thức ăn cho trâu, bò di động 3A
Máy trộn thức ăn cho trâu, bò di động 3A

Ngoài máy chế biến thức ăn chăn nuôi, chuồng trại nuôi trâu nên đầu tư một số thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi tại chỗ. Ví dụ như máy tách ép phân, máy đánh tơi phân bón… Điều này giúp hạn chế vi khuẩn, virus, mầm bệnh, giảm mùi hôi thối cho khu vực chăn nuôi. Đồng thời, có thể tận dụng chính lượng chất thải này làm phân bón cho cây trồng, cỏ voi làm thức ăn cho trâu.

Máy ép phân tách nước 3A
Máy ép phân tách nước 3A

Các thiết bị máy móc sẽ tạo ra một quy trình chăn nuôi an toàn sinh học khép kín. Vừa tăng năng suất, vừa tăng chất lượng lại giảm tối đa tỷ lệ rủi ro trong chăn nuôi trâu thịt.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo

Sau 2 – 3 tháng nuôi vỗ béo, bà con cần xuất chuồng sớm để giảm tiêu tốn thức ăn, giữ mức tăng trọng cho đàn trâu. Hi vọng trọn bộ kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo hướng dẫn trên đây sẽ giúp bà con phát triển mô hình kinh tế tiềm năng, quy mô khép kín một cách hiệu quả nhất. Lamnong.tv chúc bà con luôn thành công!

Bình luận
Trả lời

images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image