images

Kỹ thuật nuôi dê vỗ béo từ A – Z: Chuồng trại, chọn giống, thức ăn, cách chăm sóc

27/08/2024

Nuôi dê thịt vỗ béo là hướng chăn nuôi dê thương phẩm được nhiều nông dân tìm kiếm và áp dụng để phát triển kinh tế nông thôn, vùng ngoại ô. Là mô hình làm giàu không mới, tuy nhiên, để chăn nuôi thành công, đòi hỏi chủ trang trại cần nắm vững kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước. Cụ thể trong bài viết này, LamnongTV sẽ tiếp tục chia sẻ những kỹ thuật nuôi dê vỗ béo và tổng hợp một số kinh nghiệm nuôi dê vỗ béo từ các trang trại thành công. Người chăn nuôi dê mới bước vào nghề nên tham khảo, học hỏi.

kỹ thuật nuôi dê vỗ béo

1. Hạch toán nuôi dê thịt

Để bắt đầu một trang trại nuôi dê, bà con cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết. Quan trọng nhất là có một bản hạch toán sơ bộ các chi phí nuôi dê thịt. Cụ thể, khi mở trang trại nuôi dê, sẽ có các khoản chi sau:

  • Chi phí chuồng trại.
  • Chi phí mua con giống.
  • Chi phí mua máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ cần thiết.
  • Chi phí mua thức ăn, sản xuất thức ăn chăn nuôi dê.
  • Chi phí thú y, vệ sinh phòng bệnh.
  • Chi phí thuê nhân công (nếu trang trại rộng lớn).

Trước tiên, chủ trang trại cần tính toán tổng số con dê sẽ nuôi là bao nhiêu. Từ đó mới có phương án làm chuồng trại diện tích phù hợp, mùa trang thiết bị có công suất phù hợp để sản xuất, chăn nuôi, tránh lãng phí hoặc quá tải.

Theo kinh nghiệm nuôi dê của anh Dương Hoàng Sơn (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), giá dê thịt lên xuống khó lường, có lúc giảm xuống 50%. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn có lời nếu biết điều chỉnh tỉ lệ thức ăn. Thời điểm năm 2005 – 2007, có lúc giá dê thịt dưới 10.000 đồng/kg. Để giảm thiểu chi phí chăn nuôi và duy trì đàn dê, anh đã hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp. Thay vào đó là dùng thức ăn từ cây cỏ, rơm rạ, thân cây lúa, trái cây trong vườn.

2. Cách làm chuồng nuôi dê thịt

Nguyên tắc:

Dê là loại vật nuôi ưa sạch sẽ, do đó, chuồng trại phải cao ráo và sạch, thông thoáng.

Cách làm chuồng nuôi dê thịt:

Cách làm chuồng nuôi dê thịt:

  • Có thể làm chuồng dê sát nhà hoặc sát bếp nhưng cần đảo bảo cao ráo, sạch sẽ, thuận tiện đi lại, chăm sóc, không gây mùi hôi thối.
  • Hướng chuồng dê tốt nhất là hướng đông nam, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Giá đỡ toàn bộ chuồng dê nên làm bằng bê tông, xây gạch để chắc chắn.
  • Khung chuồng dê có thể làm bằng gỗ hoặc tre.
  • Mái chuồng đua ra ít nhất 60cm để tránh gió tạt, mưa hắt.
  • Vật liệu làm chuồng: thép, gỗ, tre, nứa, lá cọ, lá dừa, mái bro
  • Sàn chuồng cách mặt đất 60 – 80cm. Có thể làm bằng thanh gỗ ghép vào nhau, kích thước 2,5 – 3cm. Đóng kiểu dát giường với khe hởi chỉ 1 – 1,5cm, không làm lọt chân dê.
  • Cửa chuồng dê có kích thước khoảng 60 – 80cm, thuận tiện cho dê đi lại.
  • Thành chuồng: cao từ 1,5 – 1,8m tính từ sàn. Các nan ở thành chuồng làm theo kiểu nan dọc, cách nhau từ 6 – 10cm để dê không lọt qua.
  • Nền chuồng dê: có độ dốc từ 3 – 5 độ về phía sau để thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh.
  • Xung quanh chuồng dê có hố phân, rãnh thoát nước.
  • Dê thịt vỗ béo chỉ cần làm gian chuồng to để nuôi nhốt nhiều con cùng lúc.
  • Mỗi ô chuồng lớn nuôi dê cần bố trí đủ máng ăn, máng uống.
  • Sân chơi: bà con nên thiết kế sân chơi cho đàn đê. Sân chơi làm phía trước cửa chuồng, diện tích tối thiểu là 1,5m2/con. Nền sân làm bằng đất nện chặt hoặc lát xi măng.
  • Xung quanh chuồng nuôi quây lưới thép B40 chắc chắn.

Mật độ nuôi dê thịt

  • Dê dưới 6 tháng tuổi nhốt chung: 0,4 – 0,6m2/con
  • Dê từ 7 – 12 tháng tuổi nhốt chung: 0,8 – 1,0m2/con 

Mật độ nuôi dê thịt

3. Kỹ thuật nuôi dê thịt

3.1. Các giống dê thịt cao sản được nuôi phổ biến hiện nay

Giống dê Boer

Khối lượng cơ thể con trưởng thành:

  • Dê cái: 80 – 100kg/con.
  • Dê đực: 100 – 140kg/con.

Dê Boer là giống dê chuyên thịt có nguồn gốc từ Châu Phi. Chúng có lông màu vàng nhạt, vòng nâu vàng quanh đầu và cổ, cơ bắp đầy đặn, phát triển nhanh, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam. Sau nhiều lần thử nghiệm, nhiều trang trại nuôi dê thịt ở Việt Nam đã lựa chọn giống dê Boer để vỗ béo, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Giống dê Bách Thảo

Khối lượng có thể con trưởng thành:

  • Dê cái: 40 – 45kg/con.
  • Dê đực: 75 – 90kg/con.
  • Dê sơ sinh: 2,6 – 2,8kg/con.

Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng, có thể nuôi lấy thịt và lấy sữa. Giống dê này tương đối hiền lành, dễ nuôi, phù hợp với mô hình nuôi nhốt hoàn toàn và nuôi thả vườn.

Các giống dê thịt cao sản được nuôi phổ biến hiện nay

Giống dê Boer lai

Ngoài ra còn có một số giống dê lai F1 từ các giống thuần chủng bà con có thể tham khảo:

  • Dê lai Jumnapari x Dê Cỏ.
  • Dê lai Bách Thảo x Dê Cỏ.
  • Dê lai Bách Thảo x Dê Beetal.
  • Giống dê Jumnapari

Khối lượng cơ thể con trưởng thành:

  • Dê cái: 40 – 45kg/con.
  • Dê đực: 70 – 80kg/con.
  • Dê sơ sinh: 2,8 – 3,5kg/con.

Giống dê Jumnapari có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1994. Đây là giống dê tương đối phàm ăn, chịu đựng được thời tiết nóng bức, thích hợp nuôi lấy thịt.

Giống dê cỏ địa phương

Khối lượng cơ thể con trưởng thành:

  • Dê cái: 28 – 32kg/con.
  • Dê đực: 32 – 35kg/con.
  • Dê sơ sinh: 1,7 – 1,9kg/con.

Dê Cỏ phù hợp với điều kiện nuôi chăn thả quảng canh và mô hình nuôi dê công nghiệp lấy thịt. Tuy nhiên, tỷ lệ nuôi sống từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa chỉ đạt khoảng 65 – 70%.

3.2. Cách chọn giống dê thịt vỗ béo

Con giống là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất đầu ra. Vì thế, trong kỹ thuật nuôi dê vỗ béo, khi chọn giống bà con cần lưu ý những điểm sau:

  • Giống dê phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nếu truy xuất được nguồn gốc của dê bố mẹ thì càng tốt.
  • Chỉ chọn những con dê có đặc điểm tiêu chuẩn sau: thân hình cân đối, có hình chữ nhật, lồng mềm mượt, tứ chi phát triển bình thường.
  • Chọn dê phàm ăn, khỏe mạnh, không bị mắc bệnh.

Cách chọn giống dê thịt vỗ béo

Trong trường hợp trang trại nuôi dê thịt kết hợp sản xuất giống, lấy sữa, những con dê đem nuôi thịt thường là:

  • Dê đực và dê cái không đạt tiêu chuẩn sinh sản để làm giống.
  • Dê đực và dê cái đã già, hết thời gian sản xuất giống, cạn sữa.
  • Dê cái nuôi 6 tháng tuổi nhưng không đạt 14kg hoặc nuôi đến 9 tháng tuổi mà không đạt 17kg.
  • Dê đực nuôi đến 6 tháng tuổi mà không đạt 15kg.
  • Dê cái từ 5 – 6 tháng liên tiếp phối giống nhưng không thụ thai. Hoặc dê cái đẻ 2 lứa nhưng khoảng cách hơn 1 năm.
  • Các giống dê đực không có biểu hiện rõ ràng về giới tính, không có tính động dục cao.

3.3. Thức ăn và phương pháp chế biến thức ăn nuôi dê thịt

Các loại thức ăn cho dê thịt

  • Thức ăn thô xanh: lá mít, keo tai tượng, chuối, la xoan, cỏ mọc tự nhiên, các loại cỏ trồng, rau xanh…
  • Thức ăn củ quả: Thức ăn củ quả đem lại hiệu quả rõ rệt trong thời kỳ vỗ béo xuất chuồng. Củ quả sạch cung cấp tinh bột, protein, lipit, vitamin A, B1, B2, C, E… Bà con có thể cho dê ăn sắn, khoai lang, chuối, bí đỏ.
  • Thức ăn tinh: các loại hạt ngũ cốc, củ khoai sắn thái lát phơi khô, các loại hạt thuộc họ đậu, đỗ tương, cám, khô dầu… Thức ăn tinh giàu đạm như bột đậu tương, bột cá, bột máu… Nguồn thức ăn này cung cấp giá trị năng lượng trong giao đổi chất, giúp dê nhanh lớn, thịt săn chắc.
  • Phế phụ phẩm nông nghiệp: rơm rạ, lá sắn, thân ngô, thân đậu lạc, dây lang, ngọn mía, lá mía, thân chuối lá chuối sau khi thu quả.
  • Phụ phẩm công nghiệp: bã bia, bã rượu, bột xương, bột cá, bã ép hoa quả, mật rỉ đường…
  • Thức ăn bổ sung: vitamin, khoáng, chế phẩm sinh học EM.

Công thức tính toán lượng thức ăn trong ngày cho đàn dê như sau:

Lượng thức ăn trong ngày = Lượng thức ăn cho ăn – lượng thức ăn dư thừa. 

Thức ăn và phương pháp chế biến thức ăn nuôi dê thịt

Cách chế biến thức ăn – kỹ thuật nuôi dê vỗ béo quan trọng

  • Thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh bà con tiến hành cắt nhỏ thành từng đoạn nhỏ từ 5 – 7cm, cho dê ăn trực tiếp trong máng ăn. Hoặc cũng có thể cắt nhỏ sau đó ủ chua, làm thức ăn dự trữ cho đàn dê vào mùa khan hiếm.

  • Thức ăn củ quả tươi

Không cần nghiền nát nhuyễn, chỉ cần cắt thành miếng nhỏ, mỏng cho dê ăn hàng ngày. Củ quả cắt miếng nhỏ giúp dê ăn hết, tránh dư thừa, lãng phí.

  • Thức ăn tinh

Giảm và không sử dụng cám tăng trọng mua ngoài thị trường là ưu tiên số 1 được nhiều trang trại nuôi dê thịt áp dụng hiện nay. Hầu hết các trang trại lớn đã bắt đầu chuyển đổi từ mô hình nuôi thức ăn công nghiệp sang phương pháp an toàn sinh học, tăng tính bền vững, ổn định kinh tế. Mặt khác, cách thức này còn giúp giảm dịch bệnh, giảm chi phí chăn nuôi, tăng giá trị thịt dê thương phẩm trên thị trường.

Cụ thể, bà con tận dụng nguồn thức ăn tinh phối trộn với thức ăn bổ sung vitamin, khoáng, bột xương, bột sò… Đưa nguyên liệu đã phối trộn vào máy ép cám viên, tự sản xuất cám viên cho đàn dê thịt.

  • Thân cây chuối

Thân chuối là thức ăn cung cấp nước rất tốt cho dê thịt. Tuy nhiên, bà con nên băm thân cây chuối thành dạng hạt hoặc thái lát mỏng. Sau đó trộn thân chuối với một ít cám gạo và muối để dê ăn. Đặc biệt, nên bổ sung loại thức ăn này cho dê vào mùa khô.

Các thiết bị cần thiết trong sản xuất thức ăn cho dê thịt

Để tự sản xuất thức ăn giàu dinh dưỡng, đúng tiêu chuẩn ngay trong trang trại chăn nuôi dê, người nuôi cần tìm hiểu và bổ sung một số thiết bị máy móc thiết yếu. Dưới đây là một số gợi ý của 3A:

  • Máy băm chuối 3A
5.500.000₫
Máy băm chuối dạng hạt 3A2,2Kw thuộc dòng sản phẩm máy chế biến thức ăn chăn nuôi, do Công ty CPĐT Tuấn Tú sáng chế, sản xuất và phân phối. Máy có tính năng băm thân cây chuối ra thành dạng hạt cho vật nuôi ăn trực tiếp. Ngoài ra, máy được sử dụng để băm nhỏ thân cây ngô, cỏ voi, thân cây tươi làm thức ăn chăn nuôi hoặc ủ phân xanh…

Máy băm cỏ, băm củ quả 3A

10.500.000₫
Máy băm cỏ, củ quả 3A3Kw tích hợp 2 chức năng trong 1 sản phẩm. Bà con có thể tận dụng để băm cỏ voi, thân ngô, lía mía, rau bèo và dùng để băm củ quả (bí đỏ, khoai, sắn tươi). Máy có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng vận hành, làm việc ổn định, hiệu quả cao. Năng suất băm cỏ đạt từ 400 – 500kg/ giờ, năng suất băm củ quả đạt từ 800 – 900kg/giờ…
  • Máy phối trộn thức ăn chăn nuôi 3A

Thiết bị được sử dụng để phối trộn các nguyên liệu tinh trước khi ép cám viên. Nguyên liệu được trộn bằng máy sẽ đảm bảo độ đồng đều, cân bằng về tỉ lệ và hàm lượng dinh dưỡng. Đồng thời giúp người chăn nuôi tiết kiệm thời gian, công sức khi chăn nuôi dê thương phẩm quy mô lớn. 3A có nhiều mẫu máy trộn thức ăn, từ loại công suất nhỏ cho mô hình nuôi dê vỗ béo gia đình đến công suất lớn phục vụ quy mô trang trại, bà con có thể tìm hiểu thêm.

  • Máy ép cám viên cho dê 3A

Được dùng để ép nguyên liệu tinh đã phối trộn thành dạng cám viên. Viên cám sau khi ép được nén chặt, cắt nhỏ, giàu dinh dưỡng, giúp đàn dê ăn ngon miệng, nhanh lớn. Máy ép cám viên là dòng sản phẩm chủ đạo của xưởng cơ khí 3A. Tại đây, bà con có thể tìm kiếm một sản phẩm với năng suất làm việc phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng.

3.4. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dê thịt vỗ béo

Giai đoạn từ 7 ngày tuổi đến khi cai sữa

Đối với mô hình nuôi dê thịt, bà con nên tách và cai sữa cho dê con khi dê đạt từ 4 – 5 tháng tuổi.

Giai đoạn đầu, cho dê bú mẹ trực tiếp, ngày 2 – 3 lần. Từ tuần tuổi thứ 3, tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: cỏ non phơi tái, bột cám, bột ngô, bột đậu tương rang chính.

Chú ý lượng sữa và thức ăn tinh cho dê con giai đoạn này như sau:

  • Dưới 3 tuần tuổi: cho ăn từ 400 – 600gr sữa
  • Từ 22 – 42 ngày tuổi: cho ăn 500 – 800gr sữa + 30 – 35gr thức ăn tinh giàu dinh dưỡng.
  • Từ 43 – 90 ngày tuổi: cho ăn 500 – 600gr sữa + 50 – 100gr thức ăn tinh.

Ngoài thức ăn, cần cung cấp đủ nước uống cho dê con. Mỗi ngày, cho đàn dê ra sân vận động từ 1 – 2 giờ.

Trước khi cho dê thịt cai sữa, tiến hành tẩy giun bằng levamisole. 

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dê thịt vỗ béo

Kỹ thuật nuôi dê vỗ béo hiệu quả

Thời gian nuôi dê thịt vỗ béo chỉ kéo dài từ 1 – 3 tháng. Bà con cần cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, đặc biệt là các loại thức ăn giàu năng lượng.

Khối lượng thức ăn vỗ béo trung bình là:

  • Thức ăn tinh: 0,4 – 0,6kg/ngày/con
  • Thức ăn thô: 4 – 5kg/ngày/con

Kỹ thuật nuôi dê vỗ béo hiệu quả

Hàng ngày, dọn dẹp vệ sinh chuồng trại và tắm rửa cho đàn dê. Ở giai đoạn cuối khi vỗ béo dê thịt, hạn chế cho dê vận động, chủ yếu là nuôi nhốt chuồng để giảm tiêu hao năng lượng.

Ngoài ra để xử lý mùi hôi chuồng trại của dê, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học EM VBio bằng cách: Pha 1 lít chế phẩm EM thứ cấp với 10 lít nước sạch, phun đều vào nơi ô nhiễm có mùi hôi thối, lặp lại 2-3 ngày/lần.

chế phẩm sinh học EM VBio

Với dê sinh sản thải đưa vào nuôi thịt, cũng cần tiến hành tẩy giun trước khi vỗ béo.

Hướng dẫn nuôi dê vỗ béo

Kỹ thuật thiến dê đực

Nuôi dê đực lấy thịt từ 3 tuần tuổi và dê đực giống thải sẽ tiến hành thiến trước khi đưa vào vỗ béo. Cách tiến hành như sau:

  • Vệ sinh, sát trùng sạch sẽ túi dịch hoàn của dê. Kéo hai dịch hoàn ra phía ngoài, dùng dây buộc lại.
  • Dùng dao sắc cắt đường 3 – 4cm ở chính giữa túi dịch hoàn, lộ ra dịch hoàn. Tiếp tục kéo dịch hoàn của dê ra bên ngoài.
  • Tiến hành buộc thắt trên thừng dịch hoàn, buộc làm 2 nút, mỗi nút cách nhau 1,5cm. Dùng dao sắc đã khử trùng để cắt thừng giữa 2 nút buộc. Cũng làm tương tự với dịch hoàn còn lại.
  • Sau khi thiến, làm sạch máu bên trong và bên ngoài. Rắc thêm một chút kháng sinh vào trong và khâu lại.
  • Thiến xong, bà con cần kiểm tra và vệ sinh, bôi thuốc sát trùng hàng ngày cho dê.

Biện pháp phòng cách bệnh truyền nhiễm cho dê thịt

3.5. Biện pháp phòng cách bệnh truyền nhiễm cho dê thịt

Phòng bệnh là một trong những kỹ thuật nuôi dê vỗ béo quan trọng mà người nuôi cần nắm được. Đàn dê thương phẩm có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ tử vong cao. Cụ thể như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả, nhiệt thán… 

Để phòng bệnh, ngoài việc kiểm tra chất lượng con giống, khi mua giống về, cần theo dõi kỹ từ 30 – 45 ngày đầu.

Hàng ngày, tiến hành kiểm tra sức khỏe của đàn dê. Nếu phát hiện con bị ốm, bệnh là phải cách ly và điều trị ngay, không để lây lan rộng. Sau khi trị khỏi, nên nhốt dê cách ly thêm ít nhất 2 tuần.

Tiêm vacxin cho đàn dê đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển. Đây là các phòng bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài ra, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống định kỳ.

Tuyệt đối không cho dê ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, thức ăn ướt có dính nước mưa, dính bùn đất. Các loại thức ăn này có nguy cơ làm dê bị tiêu chảy.

Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chế phẩm sinh học cũng là cách để tăng sức đề kháng cho đàn dê nuôi lấy thịt.

Cách nuôi dê vỗ béo

Tóm lại

Nước ta có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển mô hình nuôi dê thịt vỗ béo. Tuy nhiên, do chưa có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nên nghề chăn nuôi dê chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Hi vọng qua bài viết chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi dê vỗ béo trên đây, bà con sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong mô hình nuôi dê thương phẩm.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Kỹ Thuật Chế BiếnVà Dự Trữ Thức Ăn Cho Bò Trong Vụ Đông
Nuôi bò / 06-09-2024

Kỹ Thuật Chế BiếnVà Dự Trữ Thức Ăn Cho Bò Trong Vụ Đông

Mở bài Tầm quan trọng của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho bò Vụ đông là thời kỳ thử thách lớn đối...
Kỹ thuật nuôi dế sinh sản được chuyên gia chia sẻ từ A-Z

Kỹ thuật nuôi dế sinh sản được chuyên gia chia sẻ từ A-Z

Nuôi dế sinh sản hiện nay đang dần trở thành một hướng đi mới trong chăn nuôi dành cho bà con nông dân để phát...
Mô hình chăn nuôi bền vững nhờ áp dụng công nghệ ép cám viên
Tin tức / 14-08-2024

Mô hình chăn nuôi bền vững nhờ áp dụng công nghệ ép cám viên

Khởi đầu của một mô hình chăn nuôi mới Mô hình chăn nuôi truyền thống đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, từ...
Nuôi Bò Sữa – Từ Chăn Nuôi Truyền Thống Đến Trang Trại Hiện Đại
Nuôi bò / 08-08-2024

Nuôi Bò Sữa – Từ Chăn Nuôi Truyền Thống Đến Trang Trại Hiện Đại

Hành trình chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang trang trại hiện đại Trong những năm qua, nghề nuôi bò sữa đã trải qua...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image