images

Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng cho năng suất cao

19/08/2021

Măng Mạnh Tông là thực phẩm rau củ đã quá quen thuộc với mâm cơm gia đình Việt. Măng không chỉ có mùi vị thơm ngon giàu chất xơ như rau xanh mà còn rất sạch và an toàn. Măng có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng hoặc chế biến làm đồ xuất khẩu. Hiện nay mô hình trồng tre mạnh tông lấy măng được bà con mở rộng và phát triển ở nhiều vùng. Bài viết hôm nay xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng cho năng suất cao.

kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng

1. Giới thiệu cây tre mạnh tông

Cây tre mạnh tông có tên khoa học là Denldrocalamus asper thuộc Họ Hoà thảo. Tre mạnh tông có xuất xứ từ Đài loan. Sau khi du nhập vào Việt Nam qua quá trình thuần hóa đã được Bộ nông nghiệp cấp phép cho nhân giống. Trồng tre mạnh tông lấy măng đã giúp không ít bà con làm giàu trên chính quê hương mình. Kĩ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng rất đơn giản, đầu tư thấp mà hiệu quả kinh tế cao lâu dài.

1.1 Đặc điểm hình thái

– Thân tre gồm thân khí sinh và thân ngầm.

  • Thân khí sinh mọc thành cụm, thẳng, cứng, vách dày; chiều cao thân 15-20 m, đường kính gốc 7-15cm, đốt ở gốc thân thường có vòng rễ khí sinh, chiều dài lóng 30-40cm, lúc non thân có lông màu nâu nhạt, trên và dưới vòng đốt đều có lông nhung màu nâu nhạt.
  • Thân ngầm dạng củ nằm dưới mặt đất .

– Lá tre hình lưỡi mác dài 10-30cm, mặt dưới phủ lông mềm, gân cấp hai 7-11 đôi, gân ngang nhỏ hơi rõ, cuống lá dài 2-7 cm.

– Cụm hoa không lá dài tới 50cm, mỗi đốt có ít đến nhiều bông nhỏ, bông nhỏ dẹt dài 6-9 mm, rộng 4mm, chứa 4 hay 5 hoa lưỡng tính và một hoa thoái hóa ở đỉnh, mày ngoài  hình trứng càng lên phía trên càng dài, lưng có lông nhỏ, mày trong dài bằng mày ngoài, lưng có hai gờ giữa các gờ có 2-3 gân trên gờ và mép đều có lông mảnh, bao phấn dài 3-5cm hoa nhỏ phía trên dài nhất, đầu có mũi nhọn ngắn không lông, bầu và vòi đều phủ lông nhỏ đầu nhụy 1, dạng lông vũ.

1.2 Giá trị kinh tế và công dụng

Măng mạnh tông được mệnh danh là giống  “Siêu măng” do có khả năng tạo sinh khối lớn. Cây cho thu hoạch sau 2 năm trồng, nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài 10- 15 năm. Thời gian thu hoạch măng mạnh tông thường kéo dài từ tháng 4-10 âm lịch. Năng suất trung bình đạt 1 tạ/bụi.

Giá trị kinh tế và công dụng măng mạnh tông

– Tre mạnh tông loài cây đa tác dụng. Giá trị về kinh tế lớn nhất là măng. Măng mạnh tông có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy mục đích như ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp xuất khẩu. Thân tre dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, sản xuất ván ép và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay giá măng mạnh tông tươi dao động khoảng 10-30.000 vnd/kg tùy thời điểm.

Nghề trồng tre mạnh tông lấy măng đã giúp nhiều bà con nông dân đặc biệt vùng trung du miền núi ổn định và phát triển kinh tế.

2. Điều kiện trồng

2.1 Điều kiện khí hậu

– Cây tre mạnh tông thích hợp với vùng khí hậu nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ, lượng mưa trung bình từ 2000- 2500mm.

2.2  Điều kiện thổ nhưỡng

– Tre có bộ rễ khỏe, phát triển mạnh thích hợp với nhiều loại đất kể cả các loại đất xấu, bạc màu. Đặc biệt thích hợp với địa hình đồi núi thấp. Măng mạnh tông không thích hợp trồng trên đất ngập úng, thoát nước kém làm giảm năng suất và chất lượng củ măng.

2.3 Thời vụ trồng

Thời vụ thích hợp nhất để trồng măng mạnh tông là vào đầu mùa mưa. Đảm bảo tỉ lệ sống của cây giống cao.

3. Kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng – Chọn cây giống

Cây tre Mạnh Tông có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như chiết cành, giâm cành, hom gốc, gieo hạt … Chọn cây giống bà con nên chú ý chọn những cây khỏe mạnh, xanh tươi, không bị sâu bệnh hại sẽ đảm bảo tỉ lệ sống của cây giống cao. Để tìm hiểu rõ hơn về cây giống tre mạnh tông mời bà con tham khảo bài viết

50.000₫
Chuyên cung cấp cây giống tre mạnh tông uy tín nhất trên thị trường. Chúng tôi cam kết cây giống chất lượng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Cung cấp số lượng lớn với mức giá tốt nhất. Liên hệ ngay>>

Bài viết sẽ giúp mọi người hiểu hơn các tiêu chí để chọn, và cung cấp cho mọi người địa chỉ cây giống tre mạnh tông uy tín.

Cây giống tre mạnh tông

4. Kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng

Để đảm bảo tỉ lệ sống của cây giống cao, cây nhanh sinh trưởng bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng tre mạnh tông dưới đây.

4.1 Thời điểm

Thời điểm thích hợp nhất để trồng măng mạnh tông là vào đầu mùa mưa tháng 6- 7 hằng năm. Nên chọn những lúc thời tiết râm mát như sáng sớm để hạ giống.

4.2  Làm đất, đào hố và khoảng cách trồng

– Khoảng cách: 5×6 (cách cây 5m hàng cách hàng 6m)

– Làm đất: Đất trồng tre cần được làm sạch cỏ dại, xử lý đất bằng dung dịch Basudin, Confidor để phòng trừ mối trước khi trồng

– Kích thước hố: 50x50x50 cm( dài- rộng- sâu). Khi đào hố lớp đất mặt để riêng một bên, lớp đất đáy để riêng một bên. Bón lót mỗi hố từ 10 – 20kg phân chuồng hoai mục hoặc 2kg phân hữu cơ vi sinh kết hợp với 0,5kg NPK (5:10:3), sau đó gạt lớp đất mặt xuống trước và trộn đều với phân trong hố, tiếp tục gạt lớp đất đáy lên trên cho đầy hố và vun cao hơn mặt đất từ 2- 3 cm. Hố trồng cần chuẩn bị trước khi trồng cây 15 ngày.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của phân bón bà con có thể ủ phân hữu cơ, phân chuồng kết hợp với chế phẩm Trichoderma hoặc chế phẩm sinh học EM. Quá trình ủ này sẽ làm gia tăng dưỡng chất cần thiết đối với phân bón, cân đối thành phần dinh dưỡng để cây trồng dễ hấp thụ, giúp cây phòng tránh sâu bệnh, nâng cao năng suất đồng thời cải tạo chất lượng đất rất tốt. Để tìm hiểu thêm thông tin về chế phẩm mời bà con truy cập.chế phẩm sinh học EM

Chế phẩm sinh học EM

Cách trồng cây tre mạnh tông như sau:

  • Bước 1: Bà con tiến hành đào một lỗ vào giữa hố, sâu hơn bầu đất.
  • Bước 2: Rạch bầu ươm cây.
  • Bước 3: Đặt cây tre giống thẳng đứng vào hố, rải phân xung quanh cách bầu khoảng 30 cm rồi lấp đất lại chú ý đất lấp quanh gốc cao hơn mặt đất 2-3cm.
  • Bước 4: Bà con tưới nước xung quanh gốc cây rồi rồi dùng rơm rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm cho đất.

5. Kỹ thuật chăm sóc tre mạnh tông

Măng mạnh tông dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nhưng bà con cũng cần tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao.

Kỹ thuật chăm sóc tre mạnh tông

5.1 Tưới nước

Sau khi trồng thời gian đầu cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất quanh gốc, nếu thấy đất khô thì bổ sung nước tưới để cây con không bị thiếu nước.

5.2 Trồng dặm

Trong thời gian 20-30 ngày sau trồng bà con tiến hành kiểm tra toàn bộ diện tích trồng, những cây chết, cây kém chất lượng phải tiến hành trồng dặm bổ sung giúp vườn cây phát triển đồng đều.

5.3 Làm cỏ và xới xáo đất kết hợp vun gốc

 Năm thứ nhất cứ 3 tháng 1 lần bà con  tiến hành phát, dẫy cỏ và xới xáo quanh gốc cây tre. Từ năm  hai trở đi thì 2 lần/năm, lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào cuối mùa mưa. Kết hợp vun đất bồi lên gốc tre đường kính rộng 80-100cm quanh gốc.

5.4 Bón phân

Để măng mạnh tông có thể sinh trưởng phát triển cho năng suất cao cần được bón các loại phân phù hợp để sinh trưởng và phát triển tốt. Các loại phân bón thường sử dụng cho cây  như là: Phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục ủ với chế phẩm sinh học EM, chế phẩm Trichoderma, phân lân, đạm, kali, NPK,… Hiện nay, phân hữu cơ vi sinh đang là xu hướng được nhiều bà con ưu tiên lựa chọn để sử dụng  giúp tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón và nâng cao năng suất.

– Năm đầu : bón phân 2 lần/năm.

Lần 1 sau khi trồng 1,5- 2 tháng, lần 2 là vào cuối mùa mưa. Lượng phân bón  gồm 4- 5kg phân hữu cơ vi sinh kết hợp 0,5 kg phân NPK (5:10:3) cho mỗi gốc. Dùng cuốc đào rãnh xung quanh khóm tre sâu từ 15- 20cm, rộng từ 20- 25cm, cách bụi tre khoảng từ 20 – 30cm, rải đều phân và vun đất lấp kín rãnh. Bà con nên bón phân kết hợp làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc.

– Từ năm 2 trở đi: mỗi năm bón phân làm 3 lần, lượng phân bón và cách bón giống như năm đầu. Bón phân đầy đủ sẽ giúp cây ra nhiều măng.

  • Lần 1: bón thúc trước khi cây ra măng
  • Lần 2: vừa thu hoach vừa bón phân cho măng
  • Lần 3: sau  khi thu hoạch măng xong bà con tiến hành bón phân để cây bước vào giai đoạn nghỉ.

5.5 Chặt tỉa cây

Thường tiến hành vào tháng 12 âm lịch.

Hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch ta tiến hành chặt hết cây già, những cây bị sâu bệnh, cây có hiện tượng ra hoa. Mỗi búi măng mạnh tông chỉ để lại 5 cây chia đều 4 góc sau đó xới đất tơi xốp quanh gốc nhằm mục đích chặt bớt rễ.

6. Kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng – Cách phòng trừ sâu bệnh

Măng Mạnh tông nhìn chung ít sâu bệnh hại hơn các loại măng khác, một số loài sâu bệnh hại thường gặp như mối, sâu Vòi voi, bệnh thối măng, bệnh chổi xể.

6.1 Mối

Chủ yếu gây hại ở giai đoạn mới trồng, để phòng trừ mối thường sử dụng thuốc Basudin hoặc Confidor rải vào hố trước khi trồng và rải trên mặt đất xung quanh gốc cây sau khi trồng.

6.2 Sâu vòi voi

Chủ yếu gây hại cho măng, bà con diệt nhộng và sâu trưởng thành bằng cách cuốc xới đất xung quanh gốc rộng 1m, sâu 15 – 20cm để tìm, khi ấu trùng đã chuyển hóa thành sâu non trong thân măng, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun hoặc quét lên măng, sử dụng một trong những loại thuốc như Padan 4H, Basudin 10H rắc xung quanh gốc tre.

6.3 Bệnh thối củ măng

Do nấm gây hại nhất là trong mùa mưa, trong quá trình chăm sóc măng mạnh tông bà con nên chú ý không gây ra các vết thương cơ giới. Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma để bổ sung vào đất có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ,  kích thích các vi sinh vật có ích sinh sôi đồng thời tiêu diệt các loài nấm hại trong đất 1 cách hiệu quả.

chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma
Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma

6.4 Bệnh chổi xể

Do nấm gây ra nếu bị bệnh nhẹ có thể sử dụng dung dịch thuốc Boóc đô 1% phun vào gốc. Nếu vườn tre đã bị nặng cần chặt bỏ cả bụi tre và đốt để tránh lây nhiễm.

7. Khai thác măng

Thời điểm khai thác măng mạnh tông thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm măng sẽ cho chất lượng tốt nhất. Vào vụ thu hoạch bà con thường xuyên kiểm tra quanh bụi măng nếu thấy chỗ đất nứt chân chim thì dùng cuốc hay thuổng đào bới cho lộ toàn bộ thân ngầm của măng ra. Khi măng nhú khỏi mặt đất từ 25 – 30cm, dùng dao sắt cắt. Vị trí cắt măng là nơi phình ra to nhất của măng thường nằm dưới mặt đất, chừa lại phần thân ngầm gần gốc cây mẹ có khoảng 3- 4 mắt để sinh măng, vết cắt phẳng và nhẵn, không dập nát, không được cắt ngang gốc măng trên mặt đất.

Khai thác măng

Trên đây là toàn bộ Kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng đem lại năng suất cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp bà con có thêm những thông tin bổ ích để chăm  sóc vườn măng đạt hiệu quả nhất. Chúc bà con có những mùa măng mạnh tông bội thu.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Chia sẻ kỹ thuật trồng cà chua khổng lồ để quả to và nhiều
Rau củ quả / 14-09-2024

Chia sẻ kỹ thuật trồng cà chua khổng lồ để quả to và nhiều

Cà chua khổng lồ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là giàu vitamin C và A rất có...
Tổng Hợp Kiến Thức Từ A-Z Về Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi Sai Trĩu Quả
Rau củ quả / 14-09-2021

Tổng Hợp Kiến Thức Từ A-Z Về Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi Sai Trĩu Quả

Nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà quả cà chua mang những đặc tính vượt trội ngày càng thu hút được thị hiếu...
Kỹ thuật trồng tre bát độ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
Rau củ quả / 19-08-2021

Kỹ thuật trồng tre bát độ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Măng Bát Độ là giống măng ngon không đắng được thị trường ưa chuộng cả trong và ngoài nước. Loại tre này rất dễ trồng,...
Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng từ A-Z
Rau củ quả / 28-06-2021

Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng từ A-Z

Với nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào như chất khoáng, các loại vitamin,… đồng thời cũng dễ dàng chế biến được nhiều món ăn...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image