images

Tổng Hợp Kiến Thức Từ A-Z Về Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi Sai Trĩu Quả

14/09/2021

Nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà quả cà chua mang những đặc tính vượt trội ngày càng thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng, trong số đó phải kể đến cà chua bi. Cà chua bi có vị ngọt thanh, thường dùng để ăn sống, làm sa lát hoặc trang trí. Không chỉ được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao mà cà chua bi còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Vậy trồng cà chua bi thế nào để cây cho năng suất cao và chất lượng tốt? Với sứ mệnh đồng hành cùng nông dân trên mọi nẻo đường lamnong.tv xin chia sẻ trọn bộ kiến thức tổng hợp về kỹ thuật trồng cà chua bi cho nhiều quả để bà con cùng tham khảo.

kỹ thuật trồng cây cà chua bi

1. Tổng quan về cây cà chua bi

Cà chua bi có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanaceae. Theo nghiên cứu người ta cho rằng chúng có nguồn gốc từ Ai Cập.

Cà chua bi là một loại cây trồng có thể trồng trên ruộng, trong vườn, trồng trong chậu làm cảnh vừa tạo cho sân vườn không gian xanh vừa đem lại nguồn thực phẩm tươi sạch.

Cà chua bi đa dạng về giống với màu sắc và hương vị khác nhau.

1.1 Đặc điểm hình thái

Đặc điểm hình thái cây cà chua bi

Thân cà chua bi là thân tròn mọng nước, trên thân phủ nhiều lông.

Cà chua bi có bộ rễ phụ rất phát triển và ăn lan rộng. Bộ rễ ăn nông hay sâu, khỏe hay yếu sẽ phụ thuộc vào các bộ phận trên mặt đất.

Lá cây thuộc dạng lá kép lông chim, khi còn non lá có màu xanh nhạt sau chuyển thẫm dần. Hoa mọc thành chùm có màu vàng.

Quả cà chua bi mọng nước, hình dạng quả thay đổi từ dài đến tròn tùy thuộc vào giống. Bên trong quả chia làm nhiều khoang nhỏ chứa thịt quả và hạt, hạt cà chua mỏng, dẹt màu hơi vàng.

1.2 Công dụng và giá trị kinh tế từ trồng cà chua bi

Công dụng và giá trị kinh tế từ trồng cà chua bi

–  Công dụng

Cà chua bi có vị ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên được  rất nhiều người ưa thích. Trong 150gram loại quả này chỉ chứa có 30 kcal nên rất lý tưởng với những người giảm cân, ăn kiêng.

Cà chua bi còn là nguồn cung cấp các loại vitamin A, C, K và khoáng chất dồi dào giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư và làm đẹp.

– Giá trị kinh tế

Cà chua bi là giống ngắn ngày, cách trồng cà chua bi rất dễ và ít bị sâu bệnh.

Cho quả sai, có thể trồng quanh năm, ít sâu bệnh, giá thành gấp 2-3 lần cà chua thông thường.

2. Điều kiện trồng cà chua bi

2.1 Đất trồng cà chua

Đất trồng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng quả của cà chua bi.

Cà chua bi có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên để trồng cà chua bi cho hiệu quả cao người trồng nên chọn các loại đất giàu chất dinh dưỡng tơi xốp, tỷ lệ mùn cao.

2.2 Ánh sáng

Trong kỹ thuật trồng cà chua bi thì ánh sáng là yếu tố không thể thiếu. Cà chua bi là loại cây ưa sáng, mỗi ngày cà chua bi cần được tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời 6-7 giờ. Nếu so sánh về mặt chất lượng thì cây được tiếp xúc nhiều với  ánh sáng sẽ cho ra hương vị quả thơm ngon hơn cây được tiếp xúc ít với ánh sáng.

2.3 Nhiệt độ, pH

Trồng cà chua để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là ở điều kiện nhiệt độ từ 21-24°C. Ở giai đoạn ra hoa nếu gặp nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 4-5 độ cây sẽ cho hoa nhiều hơn.

Cây cà chua thích hợp nhất trên đất có độ pH từ 6-6,5

2.4 Nước tưới

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau yêu cầu nước của cây cũng khác nhau.Vào giai đoạn cây ra hoa đậu quả là lúc cây cần nhiều nước nhất. Nếu đất quá ẩm rễ cây bị ảnh hưởng và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, đất quá khô cây sẽ dễ bị thui hoa rụng quả dẫn đến năng suất kém.

3. Thời vụ trồng cà chua

Đối với mỗi loại cây trồng khác nhau lại có thời vụ gieo trồng khác nhau. Lựa chọn thời vụ trong kỹ thuật trồng cây cà chua bi rất quan trọng. Cây được trồng vào đúng thời vụ sẽ có những điều kiện thuận lợi để sinh trưởng, ít bị sâu nên từ đó năng suất thu được sẽ cao.

Cà chua bi được trồng vào các vụ như sau:

  • Vụ sớm: Gieo hạt vào tháng 7 trồng tháng 8 và thu hoạch vào tháng 9-10.
  • Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9, trồng từ 18-22/10, thu hoạch tháng 12-1.
  • Vụ muộn: Gieo hạt vào tháng 10, trồng tháng 11, thu hoạch tháng 2-3.

kỹ thuật trồng cây cà chua bi

4. Kỹ thuật trồng cà chua bi – Gieo hạt và chăm sóc cây con

4.1 Chuẩn bị hạt giống

Trên thị trường hiện nay có nhiều hạt giống cà chua bi khác nhau để lựa chọn. Phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và mùa vụ để bà con chọn hạt giống phù hợp. Chọn mua hạt giống ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hạt trước khi gieo phải được xử lý bằng cách ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh( khoảng 45-50oC) trong vòng 2 – 3 giờ sau đó vớt hạt ra để ráo nước. Cho hạt vào khăn vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ C đến khi hạt nứt nanh thì đem ra gieo.

4.2 Trồng cà chua – Gieo hạt

Trước khi gieo hạt bà con cần chuẩn bị giá thể trồng cây.

Hỗn hợp giá thể để gieo hạt được phối hợp theo công thức sau:

  • Đất: Bột xơ dừa : Phân hữu cơ tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
  • Trấu : Đất : Phân hữu cơ tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

Sau khi trộn đều nguyên liệu trên bà con có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm, đường kính các lỗ bầu trên khay là 4,0- 5,5cm.

Tiến hành: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo dùng một lớp giá thể mỏng che lấp hạt. Ngay khi gieo xong dùng vòi hoa sen để tưới một lượt mỏng lên để giá thể đủ ẩm rồi đặt vào trong nhà có mái che.

4.3 Chăm sóc cây con

Trong 1-2 tuần đầu thường xuyên tưới nước để cây con khỏe mạnh.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây con được 20 – 25 ngày có 4-5 lá thật, thân cây mập mạp, chiều cao từ 10-12cm, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh là đem ra trồng được.

Chăm sóc cây con cây cà chua bi

Kỹ thuật trồng cà chua bi - Trồng cây

5. Kỹ thuật trồng cà chua bi – Trồng cây

Cà chua bi sau khi đạt điều kiện tiêu chuẩn sẽ được đem ra trồng. Có thể trồng trong chậu, thùng xốp, vườn hoặc ruộng đều được.

Khi trồng cà chua bi trên ruộng bà con cần làm sạch sẽ cỏ dại, tàn dư thực vật. Làm đất tơi xốp rồi lên luống cao 20-30cm, mặt luống rộng từ 110-120cm, khoảng cách giữa hai luống là 35-45cm. Mặt luống được san phẳng để thuận lợi  cho việc thoát nước, chăm sóc và thu hái.

Trồng cà chua hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm-60cm. Bố trí luống trồng cây theo hướng Đông – Tây.

Đất trồng cà chua bi là đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, mùn ẩm, tơi xốp, và thoát nước tốt. Dùng phân hữu cơ hoai mục, trấu trộn vào đất để nâng cao độ phì đất.

Các bước để trồng cà chua như sau:

  • Đào một hố nhỏ có kích thước to hơn bầu cây giống.
  • Đặt cây vào hố trồng lấp đất lên gần một nửa thân cây.
  • Sau khi trồng xong tưới nước cho cây để giữ ẩm.

6. Kỹ thuật trồng cà chua bi – Chăm sóc

6.1 Nước tưới

Nước là thành phần không thể thiếu của cây, để kỹ thuật trồng cây cà chua bi thành công cho nhiều quả, thơm ngon hơn thì cần được cung cấp đầy đủ nước để sinh trưởng phát triển. Nhu cầu nước tưới của cây thay đổi tùy thuộc vào độ lớn của cây. Trong điều kiện khô nóng cần tăng lượng nước tưới để cây đủ nước.

Tưới nước liên tục cho cây trong 1 tuần đầu sau trồng mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Lượng nước tưới tăng lên theo sự phát triển thân lá của cây.

Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Kỹ thuật trồng cà chua bi - Chăm sóc

6.2 Vun xới

Việc vun xới cây có tác dụng làm đất tơi xốp và giữ cho cây đứng vững. Công việc này được tiến hành lần 1 sau trồng khoảng 10 ngày và lần thứ 2 cách lần 1 khoảng 7 ngày.

Thường xuyên loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh để cây luôn được khỏe mạnh.

6.3 Làm giàn trồng cà chua

Làm giàn trồng cà chua

Khi trồng cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc cây cao có nhiều cành nhánh chuẩn bị ra hoa đậu quả người trồng cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng các vật liệu như cọc tre, dây, gỗ hoặc sắt để cà chua không bị đổ hoặc gãy khi ra quả. Nếu trồng trong chậu nhỏ thì chỉ cần một cái cọc dựng lên rồi dùng dây buộc thân cố định vào cọc, trồng với số lượng lớn hơn thì cần làm giàn đỡ cho cây. Giàn được cắm xen vào 2 hàng cà chua, cao khoảng 2,5m, buộc ngọn chụm hình chữ A bằng dây mềm, hướng lên trên.

6.4 Bấm ngọn, tỉa cành

Trong cách trồng cà chua bi mục đích của việc bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả. Bấm ngọn khi cây ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Bấm ngọn, tỉa cành cây cà chua bi

Giai đoạn cà chua ra hoa đậu quả để tăng tỉ lệ đậu quả bà con có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách lắc nhẹ giàn hay thân cây 1-2 lần/ tuần vào buổi sáng.

6.5 Bón phân

Đây là một khâu cơ bản trong kỹ thuật trồng cà chua bi. Việc bón phân đầy đủ và đúng kỹ thuật giúp cây cà chua bi có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh.

Cà chua bi có nhu cầu dinh dưỡng cao, cây cần nhiều kali, sau đó tới đạm, lân, canxi và magie. Trong giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá cây cần nhiều đạm và lân đến giai đoạn ra hoa quả cây cần đòi hỏi nhu cầu cao về kali và lân.

– Bón lót

Bón cho cây trước khi trồng có tác dụng bổ sung dinh dưỡng vào đất. Để bón cho 1ha trồng cà chua bà con dùng phân bón hữu cơ ủ hoai mục 500kg kết hợp 160 – 200 kg NPK 16.16.8 và 20 kg đạm.

Bà con dùng phân hữu cơ ủ kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma, EM là tốt nhất. Phân sẽ nhanh phân hủy, không có mùi hơn nữa sản phẩm sau ủ rất tốt cho cây trồng nhờ được cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây dễ hấp thụ đồng thời có tác dụng cải tạo đất hiệu quả.

66.000₫
Chế phẩm sinh học trichoderma là sản phẩm được Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng nghiên cứu và sản xuất, có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Bên cạnh đó, Trichoderma còn có khả năng thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, giúp đất tơi xốp và giữ được độ phì của đất.
120.000₫
Chế phẩm EM gốc dạng bột là loại chế phẩm sinh học được dùng trong đa dạng trong ngành nông nghiệp như: Ủ phân chuồng, phân cá, đỗ tương, rác thải làm phân bón giàu dinh dưỡng. Xử lý ao nuôi Thủy Sản. Ức chế tảo lam. Khử khí độc. Ủ chín thức ăn lên men. Khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi,…Với những ứng dụng rộng rãi nên Chế phẩm EM gốc dạng bột được nhiều nông dân và các trang trại sử dụng.

– Bón thúc

Bón thúc lần 1 tiến hành sau trồng 15 – 20 ngày với lượng bón 150 – 180 kg NPK 15.15.15 + 20 kg đạm. Quá trình bón này giúp bộ rễ mọc nhanh, phát triển thân lá.

Bón thúc lần 2 được tiến hành 35 – 40 ngày sau trồng. Bón phân giai đoạn ra hoa, đậu quả này giúp ra nhiều hoa, quả sai và to. Lượng bón là 180 – 200 kg NPK 15.15.15 + 20 kg đạm.

Bón thúc lần 3 (60 – 65 ngày sau trồng): 180 – 200 kg NPK 15.15.15 + 20kg đạm giúp quả mau lớn to và đẹp.

Bón thúc lần 4 (70 – 80 ngày sau trồng): 100 – 120 kg NPK 15.5.16 + Kali Sulphate 40 – 50g/bình 20 lít nước tưới hoặc phun để cây chuẩn bị bước vào giai đoạn chín và thu hoạch.

kỹ thuật trồng cây cà chua bi

7. Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu bệnh hại chính là nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong kỹ thuật trồng cà chua bi bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh từ đó có phương án phòng trừ kịp thời nhất.

Nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh bà con có thể chọn các loại đất không luân canh với cây họ cà để cắt đứt mầm mống sâu bệnh.

Bón phân kết hợp với tỉa lá già, lá bị sâu bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, giảm sâu bệnh.

Dùng biện pháp thủ công để loại bỏ trứng và sâu non, nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu hủy.

Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây cà chua bi gồm:

7.1 Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans)

Bệnh mốc sương phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ 18-22°C.

Bệnh có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây như: lá, thân, hoa, quả. Bệnh xuất hiện trên lá với vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt. Sau đó lan dần vào trong phiến lá tạo thành những vết bệnh lớn, màu nâu đen rồi khô dần, mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Khi bệnh gây hại trên thân cành làm thân bị thối mềm, dễ bị đổ. Hại trên hoa làm rụng hoa, quả bị bệnh sẽ có màu nâu đậm, cứng và nhăn hoặc thối.

Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans)

Biện pháp phòng trừ:

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, chọn giống khỏe, sạch bệnh, làm luống trồng đúng hướng để đón được nhiều ánh nắng nhất sẽ làm giảm bệnh đáng kể. Khi bệnh nặng có thể luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau Zineb (Tigineb 80WP, Zineb Bul 80WP), Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl – M 40g/kg (Ridomil gold 68WP).

7.2 Bệnh héo xanh vi khuẩn

Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra. Bệnh khá phổ biến trên cây cà chua với triệu chứng cây héo đột ngột nhưng vẫn có màu xanh, lõi thân và rễ bị úng nước và sau đó chuyển màu nâu, dùng dao cắt vào thân cây thấy dịch vi khuẩn màu xám sau chuyển sang màu vàng. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-35ºC, vi khuẩn tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng, hạt giống.

Biện pháp phòng trừ: dùng giống kháng bệnh, thu gom và xử lý cây bị bệnh, luân cây với cây trồng khác họ. Thực hiện bón phân đầy đủ và cân đối, không để ngập úng.

Có thể sử dụng các loại thuốc sau Ningnanmycin (Ditacin 8L); Oxytetracycline 50g/kg + Streptomycin 50 g/kg (Miksabe 100WP); Oxytetracycline hydrochloride 55% + Streptomycin Sulfate 35%: (Marthian 90SP);

7.3 Sâu khoang (Spodoptera sp.)

Đặc điểm con trưởng thành có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước màu nâu vàng có các vân đen trắng, cánh sau màu hơi trắng. Thời kỳ sâu non chúng ăn toàn bộ thịt lá của cây cà chua bi chỉ chừa lại gân lá. Khi mật độ sâu lên cao chúng tàn phá rất nặng làm cho lá rụng rất nhanh.

Sâu khoang (Spodoptera sp.)

Biện pháp phòng trừ: người trồng cày đất kỹ, phơi đất trước trồng để tiêu diệt nhộng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành. Thu gom tàn dư và dọn sạch sẽ ruộng trước khi trồng.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng cà chua bi từ A-Z để bà con tham khảo. Những thông tin bổ ích này hy vọng sẽ giúp cho người trồng trang bị cho mình thêm kiến thức nông nghiệp để trồng cây cà chua bi cho năng suất và chất lượng cao nhất.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Chia sẻ kỹ thuật trồng cà chua khổng lồ để quả to và nhiều
Rau củ quả / 17-09-2021

Chia sẻ kỹ thuật trồng cà chua khổng lồ để quả to và nhiều

Cà chua khổng lồ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là giàu vitamin C và A rất có...
Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng cho năng suất cao
Rau củ quả / 19-08-2021

Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng tre mạnh tông lấy măng cho năng suất cao

Măng Mạnh Tông là thực phẩm rau củ đã quá quen thuộc với mâm cơm gia đình Việt. Măng không chỉ có mùi vị thơm...
Kỹ thuật trồng tre bát độ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
Rau củ quả / 19-08-2021

Kỹ thuật trồng tre bát độ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Măng Bát Độ là giống măng ngon không đắng được thị trường ưa chuộng cả trong và ngoài nước. Loại tre này rất dễ trồng,...
Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng từ A-Z
Rau củ quả / 28-06-2021

Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng từ A-Z

Với nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào như chất khoáng, các loại vitamin,… đồng thời cũng dễ dàng chế biến được nhiều món ăn...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image