images

Kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản đầy đủ nhất, cho năng suất kinh tế cao

02/07/2021

Nuôi lợn rừng sinh sản có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhất là khi nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ rất tích cực để phát triển kinh tế nông thôn, vùng ngoại ô. Lợn rừng tuy dễ nuôi, khả năng chống chịu bệnh tốt, nhưng nuôi và chăm sóc giai đoạn sinh sản cần đòi hỏi tay nghề, kỹ thuật và cả kinh nghiệm. Để giúp bà con nắm vững kiến thức, mở rộng quy mô chăn nuôi lấy giống, Lamnong.TV tiếp tục chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản, mời bà con tham khảo.

kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản

Tiềm năng của mô hình chăn nuôi lợn rừng sinh sản

Hiện nay, các mô hình chăn nuôi lợn rừng ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng miền từ Bắc vào Nam. Nhu cầu về con giống càng cao và chưa có dấu hiệu chững lại. Đây chính là tiềm năng to lớn để những trang trại phát triển mô hình nuôi lợn rừng sinh sản.

Ngoài ra, giá bán con giống lợn rừng hiện nay được bán ở mức tương đối cao. Có thể bán theo con từ 3 – 5 triệu/con. Hoặc bán theo cân trung bình từ 150.000 – 250.000 đồng/kg tùy loại giống. Trong khi đó, lợn rừng lại khỏe mạnh, vốn đầu tư thấp, có thể tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh của thịt lợn rừng với lợn nhà rất tốt, chiếm ưu thế hơn hẳn. 

mô hình chăn nuôi lợn rừng sinh sản

Đặc điểm lợn rừng

Một số giống lợn rừng đang được nuôi phổ biến ở nước ta như: Lợn rừng Việt Nam, lợn rừng Thái Lan, lợn Mường Khương, lợn Mẹo, lợn Đen, lợn Sóc, lợn Cỏ. Mỗi giống sẽ có những đặc điểm riêng về ngoại hình, tập tính và khả năng sản xuất. Tuy nhiên, với quy mô nuôi lợn rừng sinh sản lớn, bà con nên ưu tiên chọn các giống có chất lượng và năng suất tốt như: lợn rừng Việt Nam, lợn rừng Thái Lan. Ngoài ra, giống lợn rừng lai (con lai giữa lợn rừng và lợn nhà) cũng cho hiệu quả kinh tế cao.

Đặc điểm lợn rừng Việt Nam

Màu lông không đồng nhất trên cơ thể và thay đổi theo tháng tuổi. Giai đoạn nhỏ, lợn rừng có màu vàng thâm, đen. Khi trưởng thành, lông bắt đầu chuyển màu trắng bạc, nhạt dần và ra màu hung bạc hoặc nâu đen khi được 6 – 7 tháng tuổi. 

Đặc điểm lợn rừng Thái Lan

Lợn rừng Thái Lan có loại mặt dài, loại mặt ngắn. Thân hình chúng thường thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn, mõm dài, tai dựng đứng. Con lợn trưởng thành có thể đạt từ 90 – 100kg.

Đặc điểm lợn rừng Thái Lan

Đặc điểm sinh sản của lợn rừng

  • Chu kỳ động dục ở lợn rừng: Từ 20 – 21 ngày.
  • Thời gian mang thai: Thường khoảng 114 ngày, giống với lợn nhà.
  • Thời gian đẻ con: 2 – 4 tiếng. Thông thường, chúng đẻ tự nhiên, không cần sự can thiệp của con người.
  • Năng suất: Đạt từ 2 – 2,5 lứa/năm. Lứa đầu tiên, lợn rừng có thể đẻ từ 3 – 5 con. Lứa rạ sẽ đẻ nhiều hơn, từ 7 – 12 con.

Chuồng nuôi lợn rừng sinh sản

Yêu cầu chung

Cách làm chuồng nuôi lợn rừng là yêu cầu quan trọng trong kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản. Lợn rừng thính tai và sợ tiếng ồn, nhất là khi chúng sinh đẻ, nuôi con. Vì thế cần bố trí chuồng nuôi lợn rừng cách xa khu dân cư, đường quốc lộ. Bà con không nên tận dụng các khu vực chuồng đã nuôi lợn trước đó vì rất có thể mầm bệnh tồn tại sẽ ảnh hưởng đến đàn lợn rừng.

Xử lý mùi hôi chuồng lợn rừng sinh sản bằng cách sử dụng chế phẩm EM VBio, bà con pha 1 lít chế phẩm EM thứ cấp với 10 lít nước sạch, phun đều vào nơi ô nhiễm có mùi hôi thối, lặp lại 2-3 ngày/lần.

chế phẩm EM VBio

Xây chuồng lợn rừng ở nơi cao ráo, thông thoáng, không cần phải che đậy kín đáo như lợn nhà. Khu vực chuồng nuôi được phân chia thành nhà có mái che và sân chơi cho đàn lợn.

Xây chuồng lợn rừng

Phân chia khu vực chuồng nuôi có mái che thành các dãy như sau:

  • Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn rừng giai đoạn hậu bị và nái sinh sản.
  • Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn rừng nái đẻ và giai đoạn nuôi con.
  • Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn rừng đực giống.

Ngoài ra, có thể bố trí thêm một dãy chuồng nuôi lợn rừng thịt để làm thương phẩm.

Chuồng trại nuôi lợn rừng sinh sản không cần phức tạp như lợn nhà. Tuy nhiên, cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Có khu vực nhà che nắng, che mưa.
  • Sân chơi rộng rãi, có thể lát gạch đỏ hoặc nền đất nện thật chắc, bằng phẳng.
  • Không cần thiết kế hệ thống quạt mát chuồng nuôi nhưng cần chuẩn bị hố tắm, bãi đầm cho lợn rừng.

Diện tích chuồng nuôi lợn rừng

Loại lợnSố con/chuồngDiện tích
 Lợn thịt, lợn hậu bị3 – 46 – 8 m2/con
Lợn đực giống110 – 12m2/con
Lợn nái đẻ, nuôi con130 – 35m2/con

Nền chuồng

Nền chuồng nuôi lợn rừng có thể lát gạch đỏ, láng xi măng hoặc bê tông nhưng cần thiết kế cao hơn mặt đất khoảng 30 – 45cm, độ dống từ 3 – 5%.

Nền chuồng nuôi lợn rừng

Mái chuồng

Tùy vào quy mô và chi phí, bà con có thể làm nhiều kiểu mái khác nhau: kiểu mái chuồng 1 mái, mái lỡ hoặc 2 mái đơn. Vật liệu lợp mái thường dùng là lá cọ hoặc lá dừa nhưng thường thì 3 – 5 năm phải thay mới. Ngoài ra, có thể lợp mái Fi-bro xi măng, nhưng nên có biện pháp chống nóng vào mùa hè.

Cửa chuồng

Thiết kế cửa chuồng rộng khoảng 50 – 60cm, cao hơn mặt nền 1 – 2cm để dễ thoát nước.

Máng ăn, máng uống

Thiết kế máng ăn cho lợn rừng sinh sản cố định ở đầu chuồng nuôi. Độ cao từ 12 – 20cm, chiều dài từ 1,2 – 1,5m, đáy máng ăn rộng khoảng 20 – 25cm.

Máng uống của lợn rừng trong chuồng nuôi có thể xây cố định bằng xi măng hoặc làm vòi uống nước tự động thông qua hệ thống ống dẫn nước bên ngoài.

Ô chuồng cho lợn nái

Khi lợn nái chuẩn bị đẻ và bước vào giai đoạn nuôi con, cần trải rơm rạ hoặc lá khô xuống nền. Ngoài ra, bố trí thêm hệ thống đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho đàn lợn rừng con giai đoạn nuôi úm ban đầu.

Sân chơi

Hàng rào bao quanh toàn bộ khu chuồng trại làm bằng thép B40 cao, chắc chắn. Móng rào nên làm cao khoảng 25 – 30cm. Bên ngoài sân chơi, bố trí thêm các máng ăn, máng uống để cung cấp thức ăn cho chúng.

Vũng đằm

Thiết kế vũng đằm cho lợn rừng với kích thước 1,5 x 1,2m, sâu 0,4m, thường xây bằng gạch, bê tông. Vũng đằm của lợn rừng sẽ có nước, bùn và 5% vôi tả.

Chọn giống, lên giống – kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản quan trọng

Chọn lợn đực giống

Lứa lợn đực giống đầu tiên, bà con nên chọn mua khi chúng được 6 tháng tuổi. Tuyển chọn những con mang đặc tính tốt của giống loài: đầu thanh, bụng thon gọn, không bị xệ, lưng thẳng; lợn đực có chân cao, vững chắc, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối.

Chọn lợn nái giống

Lứa đầu tiên, lợn nái hậu bị mua về đạt từ 4 – 6 tháng tuổi là thích lợn. Cũng chọn những con mang đặc tính tốt của giống loài: không có khuyết tật bẩm sinh; cả 3 bộ phận cơ quan sinh dục, vú và khung xương đều khỏe mạnh, cân đối, phát triển, bầu vú đủ số lượng (5 đôi xếp đều mỗi bên) để nuôi con.

Chọn lợn rừng nái giống

Thức ăn cách chế biến thức ăn nuôi lợn rừng sinh sản

Các loại thức ăn cho lợn rừng sinh sản

Lợn rừng dễ nuôi, có thể ăn uống kham khổ. Trong khẩu phần ăn của chúng, thức ăn tinh chỉ chiếm khoảng 20 – 30%, còn lại thức ăn thô xanh chiếm đến 70 – 80%. Trong kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản, bà con có thể phối kết hợp nhiều nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho chúng nhằm tiết kiệm chi phí, hướng theo mô hình an toàn sinh học:

  • Thức ăn xanh: các loại cỏ, cây thủy sinh, rau xanh, rau muống, rau lấp, rau lang, bèo tây, bèo cám, bèo lục, thân cây chuối, cỏ voi, cây chè khổng lồ, cỏ ghine…
  • Thức ăn tinh: ngô, lúa gạo, cám gạo, bột sắn, đậu tương…
  • Thức ăn bổ sung: chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, bột xương, bột cá, bột sò, bột vỏ hến, vitamin, premix khoáng.

Bà con cần lưu ý một số loại thức ăn không nên dùng trong giai đoạn lợn nái chửa như sau:

  • Bỗng rượu (có thể gây sảy thai)
  • Khô dầu bông (có thể gây hiện tượng chết thai)
  • Lá đu đủ (nếu cho ăn giai đoạn có chửa dễ làm giảm nhịp tim, khả năng nuôi con kém)

Cách chế biến thức ăn nuôi lợn rừng sinh sản

Trong bộ kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản, bà còn cần nắm chắc cách tự chế biến thức ăn cho đàn gia súc của mình

Thức ăn thô xanh

Các loại thức ăn thô xanh còn tươi ngon đem về, rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ thả vào chuồng hoặc để ngoài sân chơi cho lợn ăn tự do (Sau khi cho ăn thức ăn tinh).

Với cỏ voi, các loại cỏ trồng, thân cây chuối, bà con cần băm nhỏ để chúng ăn được hết, không lãng phí. 

cách chế biến thức ăn nuôi lợn rừng sinh sản

Thức ăn tinh

Phương pháp chế biến thức ăn tinh chủ yếu là phơi sấy khô, sau đó nghiền nhuyễn, phối trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp sau đó ép thành cám viên giàu dinh dưỡng cho lợn nái. Khẩu phần dinh dưỡng trong cám viên tự ép sẽ thay đổi theo từng giai đoạn.

Tự ép cám viên tại nhà bằng những nguyên liệu sẵn có, giá rẻ vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi đầu vào.

Bà con tham khảo thêm một vài công thức phối trộn thức ăn tinh cho lợn sinh sản:

Tên thức ănLợn chửaLợn nuôi conLợn đực giống
CT1 (%)CT2 (%)CT1 (%)CT2 (%)(%)
Ngô, tấm2035205015
Cám, mì36103635
Thóc tẻ101820
Cám gạo252310
Bột sắn khô18108
Bột đậu nành8861510
Bột cá loại 161010108
Premix khoáng11111
Premix vitamin11111

Gợi ý: Một số máy móc nuôi lợn sinh sản cho trang trại

Nuôi lợn rừng với số lượng lớn, bà con có thể tham khảo các dòng máy chế biến thức ăn chăn nuôi trọng yếu để tiết kiệm thời gian công sức.

  • Máy chế biến thức ăn thô xanh

Thiết bị chuyên dùng để băm nhỏ cỏ voi, rau, bèo các loại giúp đàn lợn dễ ăn, dễ tiêu hóa. Nhất là cỏ voi, nếu để nguyên thì lợn rừng sẽ bỏ qua phần thân, chỉ ăn lá. Nhưng khi băm nhỏ và trộn đều, chúng sẽ ăn hết lượng thức ăn thô xanh này.

Ngoài ra, máy băm thân cây chuối cũng là một trợ thủ đắc lực để băm nhỏ khối lượng thân chuối lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện nay, chiếc máy băm chuối dạng hạt 3A2,2Kw đang được nhiều trang trại nuôi lợn rừng lựa chọn. Máy thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, giá thành rẻ trong khi năng suất làm việc lớn. Có thể băm chuối với năng suất đạt từ 150 – 180 cây/ giờ.

  • Máy làm cám viên tại nhà

Bà con có thể đầu tư một hệ thống máy làm cám viên tại nhà, chủ động về nguyên liệu và chất lượng thức ăn tốt nhất cho đàn lợn của mình. 3A có nhiều loại máy với công suất và giá thành khác nhau, phù hợp cho quy mô nuôi heo rừng sinh sản từ hộ gia đình đến trang trại rộng lớn.

Nuôi dưỡng và chăm sóc lợn rừng giai đoạn hậu bị

Nuôi lợn rừng sinh sản giai đoạn hậu bị cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khẩu phần ăn và thức ăn. Thời kỳ này, chúng không được quá béo hoặc quá gầy vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.

Về chế độ thức ăn

Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng nái hậu bị

Nguyên liệuTỉ lệ (%)Thành phần trong 10kg hỗn hợp
Cám ép dạng viên202,0
Cám gạo loại 1797,9
Bột xương0,50,05
Premix khoáng0,50,05
Tổng100 

10kg thức ăn

Năng lượng (Kcal/kg)2700
Protein thô (%)12 – 13%

Mức ăn cho lợn rừng nái hậu bị/ngày

Khối lượng (kg)Thức ăn đã phối trộn (kg/ngày)Thức ăn thô xanh (kg/ngày)Số bữa ăn/ngày
10 – 200,51 – 1,22
20 – 400,81,2 – 1,52
40 – phối giống1,0Tự do2

chăm sóc lợn rừng giai đoạn hậu bị

Quản lý lợn rừng sinh sản giai đoạn hậu bị

Tuổi động dục của lợn rừng bắt đầu từ 4 – 5 tháng tuổi, nhưng bỏ qua 1 – 2 lần đầu tiên vì cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện. Bà con thực hiện phối giống cho lợn vào lần động dục thứ 3.

  • Phát hiện lợn rừng động dục

Ngày đầu tiên âm hộ của lợn rừng nái có biểu hiện sưng đỏ, cửa âm hộ có dịch nhầy loãng. Chúng bắt đầu có hành động nhảy lên lưng con khác và phản xạ giao phối như con đực. Và khi có mùi của con lợn đực trong chuồng thì lợn cái mới kêu rên thành tiếng.

Ngày thứ 2, âm hộ bắt đầu chuyển từ màu hồng sang tím tái, dịch nhờn có hiện tượng keo đặc. Chúng đứng ngồi không yên, bồn chồn, nếu ấn vào mông thì sẽ thấy lợn cái đứng yên và vểnh mông sang 1 bên. Đây là thời điểm phối giống tốt cho lợn rừng.

  • Quản lý phối giống

Quản lý phối giống là quản lý tỉ lệ đực/ cái trong chuồng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời gian sử dụng lợn rừng đực giống. Thường tỉ lệ đực/ cái là ⅕ với con đực trên 1 tuổi và ⅓ với con đực dưới 1 tuổi.

Với lợn rừng nái hậu bị, nên phối giống lần đầu vào ngày thứ 2 khi có biểu hiện động dục. 12 giờ sau đó, cho phối lại một lần nữa.

Với lợn rừng nái đã sinh con 1, ngày thứ 2 khi có biểu hiện động dục, cho phối sau đó 12 giờ. Sau 12 giờ nữa, tiếp tục phối lại để tăng tỉ lệ đậu thai.

Quản lý phối giống lợn rừng sinh sản

Nuôi dưỡng và chăm sóc lợn rừng nái giai đoạn sinh sản

Nhận biết mang thai

Phối giống thành công thì sau từ 18 – 25 ngày, lợn nái sẽ không có biểu hiện động dục lại, đây là lúc nó đã mang thai. Bề ngoài của lợn bắt đầu có sự thay đổi, phù thũng ở tứ chi và thành bụng. Tuyến vú của chúng to lên theo từng ngày và bè ra. Lợn nái mang thai thích sự yên tĩnh và ngủ nhiều, bụng to dần.

Về chế độ thức ăn

  • Chửa kỳ I: Từ lúc bắt đầu mang thai đến 90 ngày.

Cho chúng ăn thức ăn tinh từ 1,5 – 1,8kg/ngày để cung cấp năng lượng. Sau khi cho ăn thức ăn tinh, cho chúng ăn thêm rau xanh, củ quả.

  • Chửa kỳ II: từ ngày thứ 91 đến 110 ngày.

Lượng thức ăn tinh cho lợn nái mang thai giai đoạn này từ 2 – 2,2kg/ngày. Cũng bổ sung thêm rau xanh, củ quả tương tự.

  • Trước khi lợn rừng nái đẻ từ 3 – 5 ngày

Lượng thức ăn tinh bắt đầu giảm xuống còn 1 – 1,2kg/ngày để tránh trường hợp chèn ép thai và viêm vú.

  • Ngày cắn ổ đẻ: cho chúng ăn 0,5kg hoặc nhịn ăn. Cung cấp đủ nước uống cho lợn nái.

Bà con có thể tham khảo thêm bảng khẩu phần thức ăn cho lợn rừng nái giai đoạn mang thai:

Nguyên liệuThành phần trong 10kg thức ăn hỗn hợp
Chửa kỳ IChửa kỳ II
Thức ăn viên25
Cám gạo loại 17,94,9
Bột xương0,050,05
Premix khoáng0,050,05
Tổng10kg thức ăn
Năng lượng (Kcal/kg)28002700
Protein thô (%)12%13 – 13,5%

Nhận biết lợn rừng nái sắp đẻ

Các biểu hiện khi lợn sắp đẻ được nhìn thấy rất rõ ràng: bụng căng to, sụt mông, đi đi lại lại nhiều, cào ổ, âm hộ tiết dịch nhờn. Lợn rừng thường đẻ vào lúc chiều tối và đêm. Tuy chúng có khả năng sinh sản tự nhiên, không cần hỗ trợ, nhưng bà con vẫn cần chuẩn bị các dụng cụ thú y để can thiệp khi cần thiết.

Chuẩn bị ổ đẻ cho lợn rừng. Cần tiến hành sát trùng, tẩy uế sạch sẽ, lót nền bằng rơm rạ trước 7 ngày.

Nuôi dưỡng và chăm sóc lợn rừng nái giai đoạn lợn nái nuôi con

Cho lợn nái ăn uống tự do, tăng cả hàm lượng protein thô và năng lượng trong khẩu phần ăn, đặc biệt là canxi. Chia khối lượng thức ăn của lợn nái thành 3 – 4 bữa/ngày để chúng ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn.

chăm sóc lợn rừng nái giai đoạn lợn nái nuôi con

Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng nái nuôi con:

Nguyên liệuTỉ lệ (%)Thành phần trong 10kg hỗn hợp
Cám ép dạng viên757,5
Cám gạo loại 1242,4
Bột xương0,50,05
Premix khoáng0,50,05
Tổng10010kg thức ăn
Năng lượng (Kcal/kg)3000
Protein thô (%)14%

Chế độ cho lợn rừng nái ăn trong giai đoạn nuôi con:

Giai đoạn nuôi conLượng thức ăn/con/ngày
Thức ăn tinh (kh)Thức ăn thô xanh (kg)
Ngày cắn ổ đẻ0,3 – 0,5Không
Sau đẻ 1 ngày0,30,5
Sau đẻ 2 ngày0,51
Sau đẻ 3 ngày0,81
Sau từ 4 – 7 ngày1,01
Từ ngày từ 8 đến khi cai sữa1,21,5 – 1,8

Lợn rừng nái nuôi con chỉ ở trong chuồng, không ra ngoài sân chơi. Lúc này, cần giữ không gian yên tĩnh, ngoại cảnh tốt, không khí lưu thông tốt. Tránh gây stress con lợn mẹ và lợn con giai đoạn này. 

Kết luận

Trên đây là trọn bộ kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản đầy đủ, chi tiết. Hi vọng những thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con mở rộng và thành công với mô hình nuôi lợn sinh sản tại địa phương.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Kỹ thuật nuôi ngỗng sư tử nhanh lớn, trọn bộ chi tiết từ A-Z
Nuôi ngỗng / 06-09-2021

Kỹ thuật nuôi ngỗng sư tử nhanh lớn, trọn bộ chi tiết từ A-Z

Ngỗng sư tử là loài vật nuôi rất nhanh lớn và dễ nuôi. Thịt ngỗng thơm ngon và cho giá trị kinh tế cao nên...
Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật nuôi gà tây nhanh lớn, cho thu nhập cao
Nuôi gà / 04-09-2021

Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật nuôi gà tây nhanh lớn, cho thu nhập cao

Gà tây được biết đến là một nguồn cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Thịt gà tây không chỉ...
Kỹ thuật nuôi nhím lấy thịt thành công từ A – Z thu lãi lớn
Nuôi nhím / 04-08-2021

Kỹ thuật nuôi nhím lấy thịt thành công từ A – Z thu lãi lớn

Nuôi nhím đang là một nghề tương đối mới và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Nhím rất dễ nuôi sức...
Kỹ thuật nuôi dúi má đào mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân
Nuôi dúi / 02-08-2021

Kỹ thuật nuôi dúi má đào mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân

Trong những năm gần đây, nuôi dúi má đào đang là một hướng đi phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image