Kỹ thuật trồng nấm hương trong phòng lạnh cho giá trị kinh tế cao
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Nấm chứa hàm lượng protein cao nhất được ví như vị thuốc trường thọ giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho con người. Bài viết hôm nay xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng nấm hương trong phòng lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1. Giới thiệu nấm hương
Nấm Hương có tên khoa học là Lentinula edodes là một loại nấm ăn có nguồn gốc ở Đông Á. Loài này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Trong tự nhiên nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Hiện nay nấm hương trong tự nhiên còn lại rất ít. Đa phần nấm hương trên thị trường do con người nuôi trồng. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật trồng nấm hương mà sản lượng nấm luôn ở mức ổn định.
1.1 Đặc điểm hình thái
Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 4- 10cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ.
1.2 Giá trị kinh tế và công dụng
Cách trồng nấm hương đơn giản, nhanh cho thu hoạch.
Giá nấm hương trên thị trường luôn ở mức cao và ổn định.
Nấm hương là thực phẩm giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon đặc biệt. Dùng nấm hương làm nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn.
Nấm hương được ví như thần dược có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ, làm đẹp, giảm cân và tăng cường sức khỏe.
2. Điều kiện trồng nấm hương
2.1 Thời vụ
Thời vụ thích hợp là từ tháng 10- 4 dương lịch. Trồng nấm hương trong nhà lạnh có thể giúp bà con trồng quanh năm.
2.2 Nhiệt độ, độ ẩm
Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm hương hình thành quả thể là từ 16- 18oC. Nhiệt độ thích hợp để sợi nấm phát triển là từ 24- 26oC.
Độ ẩm cơ chất trồng nấm hương là 65 – 70%, độ ẩm không khí trên 80%.
2.3 Ánh sáng
Giai đoạn sợi nấm phát triển không cần ánh sáng. Giai đoạn hình thành quả thể nấm cần ánh sáng khuếch tán.
2.4 Độ pH
Ở mức trung tính 5,5 – 6.
2.5 Độ thông thoáng
Nấm hương cần độ thông thoáng ở mức trung bình.
3. Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu
Đây là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm hương vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nấm.
Cách trồng nấm hương bằng mùn cưa giúp tận dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp, tiết kiệm chi phí.
Công thức được coi là trồng nấm hương thành công nhất gồm 80% mùn cưa, 10% cám lúa mì và 10% hạt kê (hoặc cao lương) .
Chú ý: Nguyên liệu cần đảm bảo sạch, không có tinh dầu, mốc hay độc tố.
Cách trộn:Trộn đều khoảng 300kg nguyên liệu như trên. Sau đó dùng nước tưới vào và trộn đều nguyên liệu. Nguyên liệu sau trộn có độ ẩm đạt từ 70% là đạt. Cứ 2- 3 ngày lại mở đống ủ ra đảo đều. Sau khi ủ khoảng 2 tuần thì tiến hành trộn thêm 3% bột nhẹ CaCO3 hoặc 1,5% vôi bột.
4. Đóng bịch và hấp khử trùng
4.1 Đóng bịch
Đóng nguyên liệu đã chuẩn bị vào túi nilon chịu nhiệt. Túi có chiều rộng 25cm, cao 40cm, trọng lượng 1,5kg/túi rồi nén chặt. Sau khi đóng bịch xong, tiến hành làm cổ chai bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa, đường kính cổ chai 2,5cm, cao 3 – 4cm. Dùng que tre (bằng ngón tay) tạo lỗ ở giữa túi tạo điều kiện thuận lợi lúc cấy meo giống vào.
Để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nhân công, bà con có thể sử dụng máy trộn trục ngang 3A5,5kW để đảo trộn nguyên liệu. Đảm bảo nguyên liệu được trộn đều không bị vón cục. Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm mời bà con tham khảo tại:
4.2 Hấp khử trùng
Để kỹ thuật trồng nấm hương đạt hiệu quả tối ưu bịch nguyên liệu phải được hấp khử trùng. Túi đóng xong nên tiến hành thanh trùng ngay không nên để quá 12 giờ. Sử dụng phương pháp cách thủy (trong thùng phuy hoặc lò hấp thủ công) ở nhiệt độ 100oC, thời gian 10-14 giờ.
5. Kỹ thuật trồng nấm hương – Cấy nấm
Muốn có sản phẩm nấm hương tốt khâu chọn giống rất quan trọng. Để có thể mua được phôi nấm đông cô chất lượng tốt, uy tín mời bà con tham khảo tại:
Bịch mùn cưa sau khi hấp xong được chuyển sang phòng cấy. Để nguội trong 24h rồi mới cấy nấm. Phòng cấy nấm cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát rồi tiến hành cấy giống trong tủ cấy vô trùng.
Trong cách trồng nấm hương đòi hỏi kĩ thuật cấy giống nghiêm ngặt. Phải tuân thủ các nguyên tắc khử trùng vì đây là thời điểm nấm rất dễ nhiễm khuẩn.
Các bước cấy giống:
- Dùng bông cồn vệ sinh sạch sẽ bịch giống; dụng cụ cấy và xung quanh chỗ cấy.
- Đốt kĩ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội, mở nút bịch giống hơ từ từ trên ngọn lửa đèn cồn, khều bỏ lớp giống cũ trên bề mặt giống.
- Đặt bịch giống trên khay cấy rồi mở nút túi nguyên liệu dưới ngọn lửa đèn cồn.
- Cấy theo tỷ lệ 3% lượng giống so với nguyên liệu chuẩn bị (400g giống nấm cấy được 20-25 bịch). Khi cấy giống xong, chuyển bịch vào phòng nuôi sợi để ươm.
6. Kỹ thuật trồng nấm hương – Ươm bịch nấm
Thời gian này kéo dài khoảng 60- 70 ngày. Nhà ươm cần đảm bảo nhiệt độ 20-25oC thoáng mát, sạch sẽ, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Có thể xếp lên tầng các giàn. Mỗi tầng xếp 1 lớp cách nhau 50cm, mỗi bịch cách nhau 7- 10cm. Chú ý không xếp chồng các bịch lên nhau để tránh sinh nhiệt và tích ẩm. Mỗi ngày cho bịch meo nấm tiếp xúc với ánh sáng khoảng 4 giờ sau đó lại che tối.
Khi áp dụng đúng kỹ thuật trồng nấm hương từ khâu nguyên liệu đến cấy giống sẽ cho bịch nấm tốt. Chú ý trong thời gian này bịch nấm rất dễ nhiễm khuẩn nên cần kiểm tra thường xuyên để loại bỏ kịp thời các bịch không đạt yêu cầu.
7. Kỹ thuật trồng nấm hương – Chăm sóc, thu hoạch
7.1 Chăm sóc
Chuyển các bịch nấm đạt tiêu chuẩn sang nhà trồng nấm. Trồng nấm hương đúng cách sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc.
Cần duy trì nhiệt độ 16-18oC, độ ẩm không khí đạt 80% và ánh sáng trong phòng. Mở miệng túi và rút bông ra để bịch nấm phát triển. Bà con có thể đặt trên giá hoặc treo. Mỗi ngày cho bịch nấm tiếp xúc với ánh sáng 2 giờ. Tưới nước 2-3 lần bằng phương pháp phun sương. Chú ý tưới nước theo tiến độ lớn lên của nấm. Nhiều nấm, kích thước lớn thì tưới nhiều lần trong ngày.
Bạn có thể lựa chọn máy tiêm bịch nấm của 3A để cung cấp nước và dưỡng chất cho bịch nấm đạt hiệu quả tốt nhất. Để có thêm thông tin sản phẩm mời truy cập vào:
7.2 Thu hoạch
Khi cây nấm phát triển hoàn thiện, mép nấm còn cuộn, mũ nấm đạt kích thước 4-10cm, màu sẫm là đạt yêu cầu. Nấm thu hoạch có thể tiêu thụ tươi hoặc phơi, sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Cho nấm vào túi nilon, buộc chặt để bảo quản. Năng suất mỗi túi cho khoảng 600-800g nấm tươi.
7.3 Sau thu hoạch
Trong kỹ thuật trồng nấm hương trong nhà lạnh bà con cần lưu ý:
Sau khi thu hoạch hết 1 đợt nấm ta giảm nhiệt độ xuống 13-15oC kéo dài 36- 48 giờ để kích thích nấm tiếp tục ra quả thể.
Thu hái hết những chân nấm cũ còn sót lại rồi vệ sinh phòng lạnh.
Trên đây là toàn bộ Kỹ thuật trồng nấm hương trong phòng lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con cùng tham khảo. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bà con sẽ có những vụ nấm hương bội thu.