images

Chủ trang trại chia sẻ kỹ thuật trồng bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế cao

20/07/2021

Bưởi diễn là một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng nhiều năm trở lại đây, dòng bưởi này có vị ngọt mát như đường phèn, mọng nước và mang hương vị khác biệt. Tuy nhiên để tạo được bưởi ngon, có vị ngọt đúng chuẩn thì cần phải áp dụng kỹ thuật trồng bưởi diễn bài bản. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bà con cách trồng cây bưởi và chăm sóc bưởi diễn sao cho cây sai trái, đạt chất lượng tốt nhất, mang đến giá trị kinh tế cao.

Kỹ thuật trồng bưởi diễn

1. Giới thiệu bưởi Diễn

Trước kia giống bưởi diễn được liệt vào danh sách trái cây quý hiếm chỉ dùng để tiến vua và các cụ từng có câu “Cam Canh, Bưởi Diễn, Dưa Đăm, Hồng Xuân Đỉnh” đều thuộc hàng đặc sản tại đất Từ Liêm, Xuân Đỉnh, Hà Nội. Loại quả quý này còn được nhiều nhà quyền quý tìm mua không chỉ bởi vị ngọt mát, thanh thanh mà còn sở hữu mùi hương thơm đặc trưng khó cưỡng. Mỗi nhà chỉ cần để 2 đến 3 quả trên bàn thờ tổ tiên là căn nhà lúc nào cũng có hương thơm phảng phất của bưởi.

Cho đến tận ngày nay, bưởi Diễn vẫn là thứ quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả của người Hà Thành. Đặc biệt, vài năm trở lại đây nhu cầu mua bưởi Diễn của người dân các tỉnh lân cận cũng tăng cao khiến việc tìm mua bưởi chính gốc trở nên khan hiếm hơn. Bên cạnh đó, giá bưởi Diễn cũng vì vậy mà thay đổi theo năm.

Cây bưởi Diễn có nguồn gốc từ xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội có đặc điểm là lá nhỏ, thân cây thấp, tán rộng. Khi đến tuổi trưởng thành cây cũng không cao quá 4m, vỏ của cây màu vàng nhạt, ít gai hơn các giống bưởi khác. Đặc trưng dễ nhận biết nhất là quả bưởi khi chín có màu vàng ươm, quả càng để héo càng ngọt thanh, đậm.

Đặc điểm nhận biết của cây bưởi Diễn:

  • Cây bưởi diễn thuộc thân cây gỗ, có chiều cao trung bình, cao khoảng 3-4m. Vỏ cây có màu vàng xen lẫn xám tro, cây ít gai nhưng gai dài, sắc.
  • Lá bưởi có màu xanh đậm, lá dày, to bản, hình mác thuôn dài khoảng 10-15cm.
  • Hoa mọc thành chùm, hương thơm dễ chịu, mỗi chùm có từ 6 đến 10 cụm hoa.
  • Quả bưởi diễn thường to tròn đều, vỏ nhẵn, mỏng và khi chín có màu vàng ươm bắt mắt. Khối lượng quả đạt khoảng 1 – 1,3kg. Khi bổ ra vỏ mỏng, tép mọng nước, mùi thơm mát. Bưởi sau khi cắt có thể để héo trong nhà từ 1-2 tháng, vỏ bưởi teo dần chứ không hư hỏng.

2. Điều kiện trồng bưởi Diễn

Để quả đạt chất lượng tốt nhất, người trồng bưởi cần quan tâm tới những điều kiện thiết yếu như sau:

– Đất: Chọn đất là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng bưởi diễn. Đất trồng phải đảm bảo có dày từ 1m trở lên, tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Tránh trồng cây ở những nơi nhiều gió, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn và đậu quả. Một số giải pháp khi trồng bưởi ở cánh đồng trống nhiều gió là xây các rào chắn, hoặc trồng một số hàng rào cây cản gió.

Đối với những mảnh đất dễ ngập úng vào mùa mưa cần xây dựng hệ thống thoát nước tốt. Khu vực có dốc cao cần thiết kế hình bậc thang để tránh nước mưa làm trôi màu và chất dinh dưỡng của đất.

– Khí hậu: Cây bưởi diễn là cây ưa khí hậu ở nơi có 4 mùa rõ rệt, nhiệt trung bình vào khoảng 25 – 30 C sẽ cho trái tốt nhất. Đây là kiểu khí hậu tiêu biểu của miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, nên bưởi trồng ở đây sẽ sai trái và có hương vị ngọt đậm đà hơn.

3. Chọn cây giống

Một cây bưởi cho hiệu quả kinh tế từ số lượng đến chất lượng cần phải được tuyển chọn kỹ trước khi đem trồng. Những cây này phải đáp ứng được các đặc tính di truyền và sức chống chịu. Khi chọn giống bưởi diễn cần phải đạt các yêu cầu sau:

  • Cây tươi tốt, khỏe mạnh, không bị cò lá, sâu bệnh.
  • Chiều cao cây vừa đủ, không quá to cũng không quá nhỏ (chiều cao chuẩn khoảng 40- 50cm).
  • Bầu rễ chắc chắn cân đối, đảm bảo rễ còn nguyên không bị hư tổn, rễ không bị thối, bị nấm sâu bệnh.

Chọn cây giống bưởi diễn

Đây được đánh giá là những tiêu chuẩn đầu tiên bà con cần quan tâm, trong kỹ thuật trồng bưởi diễn để mang lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí.

Riêng đối với chọn giống bưởi chiết thì cần chọn cây đã đem trồng khoảng 2 tháng, phải có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành. Cây bắt đầu bén rễ sẽ cho tỉ lệ sống sót cao hơn. Cây chiết sẽ cho quả nhanh và phát triển ổn định hơn.

Để chọn được giống tốt bà con cần lưu ý không nên mua giống ở ngoài chợ hoặc rao bán tràn lan trên mạng. Mà bà con nên đến tận vườn giống để chọn sẽ đánh giá được đúng thực trạng và chất lượng của cây giống như thế nào.

4. Kỹ thuật trồng bưởi Diễn

Cách chăm sóc bưởi diễn cũng cần trải qua nhiều công đoạn và khá cầu kỳ. Bà con cần phải nắm rõ những đặc điểm dưới đây để nhân giống thành công loại bưởi này.

Thời vụ trồng bưởi Diễn

Bưởi diễn trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8, 9). Bà con nên chọn thời điểm mát mẻ, ít mưa, nhiệt dao động từ 20 – 30 C sẽ tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của cây.

Kỹ thuật làm đất

Công việc cụ thể bao gồm: San đất bằng phẳng, thiết kế vườn trồng, bón phân và làm rãnh thoát nước, tưới tiêu…

Đối với những hộ gia đình chuyển đổi hình thức canh tác từ cây lương thực hoặc vườn bỏ hoang sang cây ăn quả, thì đều cần quá trình làm sạch đất. Bà con cần san ủi mặt bằng, đôn đất hoặc san đất thành mặt phẳng, làm sạch cỏ và tạp chất để dễ dàng thiết kế vườn trồng.

Nên làm luống cao cách mặt đất 20 – 30 cm hai bên tạo thành rãnh thoát nước. Đối với đất chua nên rắc vôi bột để cân bằng PH đồng thời bón phân và phơi đất trước khi trồng cây. Việc này sẽ giúp cho cây bưởi dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.

Kỹ thuật đào hố

Cách trồng bưởi diễn tốt nhất là đào hố có kích thước rộng từ 1 – 1,2m sâu khoảng 1m. Nếu khu vực đất cứng, xấu thì nên đào hố rộng hơn để cho thêm phân bón lót.

Để cho cây bưởi diễn mới trồng phát triển bộ rễ hoàn thiện và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, bà con nên bón lót đầy đủ vào hố trồng. Mỗi hố sẽ cho khoảng 30-40kg phân chuồng cùng 5 – 7kg men vi sinh EM 1 + lân và thêm vôi bột để cân bằng PH về ngưỡng thích hợp (6-6.5).

men vi sinh EM 1
Men vi sinh EM 1

Toàn bộ phân bón lót được trộn đều với đất được đào lên từ hố, sao cho khi lấp đất sẽ cao lên khoảng 7 – 10m so với mặt hố. Tâm hố được đánh dấu bằng cọc để sau trồng cây đúng chính giữa. Hố trồng cần phải chuẩn bị trước ít nhất 1 tháng.               

Mật trồng bưởi diễn

Điều này sẽ căn cứ vào điều kiện của đất, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 cây là 3 – 4m.

Đối với đất pha cát, đất pha xỉ, ít chất dinh dưỡng khả năng phát triển của cây kém hơn thì bà con nên trồng diện tích 5m x 5m.

Còn đối với đất màu mỡ, nhiều phù sa, có nhiều dưỡng chất để nuôi cây thì bà con trồng tỉ lệ 4m x 4m (tương đương 500 cây/ha).

Ở những vùng dốc, hàng cây được bố trí theo dựa theo khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây.

Chăm sóc cho cây bưởi Diễn

5. Chăm sóc cho cây bưởi Diễn

Kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn cũng không quá cầu kỳ, tuy nhiên người trồng cần phải thường xuyên để ý cũng như học hỏi các phương pháp chăm sóc mới. Cây khi trưởng thành cần phải được bón phân đúng đợt, chăm sóc cây theo đúng tuổi và cắt tỉa thường xuyên để cây đạt năng suất cao nhất.

Kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn

Cây con

Với cây con vừa trồng thường xuyên giữ ẩm vừa phải trong vòng 20 ngày đến 1 tháng đầu để cây bén rễ và phục hồi. Sau đó, tùy điều kiện thời tiết mưa hay nắng mà sẽ có phương pháp tưới tiêu phù hợp. Kỹ thuật trồng bưởi Diễn nên được áp dụng xuyên suốt từ khi cây còn nhỏ cho tới lúc cây trưởng thành.

Thời gian đầu tiên, lượng dinh dưỡng trong hố vẫn còn dồi dào, chỉ cần bón bằng phân ure pha loãng, mỗi lần cách nhau tối thiểu từ 20 – 30 ngày.

Cây đã cho thu hoạch

Cây đã trưởng thành cần nhiều dinh dưỡng hơn, bà con nên tặng lượng phân chuồng lên 50kg + 0,5kg lân 50% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali cho mỗi một gốc bưởi. Đồng thời tưới thuốc nấm xung quanh rễ một năm khoảng 2 đến 3 lần.

Kỹ thuật xén tỉa cành bưởi diễn

Kỹ thuật xén tỉa cành

Cây khoảng 50 – 70 cm sẽ cắt ngọn để cây phân 3 – 5 nhánh khỏe mạnh xung quanh gốc. Sau các cành dài lại tiếp tục bấm ngọn để sinh các cành thứ cấp. Khi cây đã lớn, nên cắt tỉa cành già cỗi và lá úa, tạo dáng cho cây. Mỗi cây bưởi chỉ nên cao từ 2,5 – 3m sau sẽ dễ phun thuốc và thu hoạch.

Kỹ thuật xén tỉa cành bưởi diễn

Tưới nước

Cây vừa trồng tưới nước giữ ẩm thường xuyên trong tháng đầu. Bà con nên xây dựng hệ thống tưới tiêu quanh gốc để tiện chăm sóc cây. Đối với cây sắp thu hoạch thì nên dừng tưới nước khoảng trước 1 tháng.

Tưới nước cho cây bưởi diễn

Lưu ý không nên tưới nước quá nhiều sẽ gây úng cây, thối rễ. Đối với vườn trũng cần phải có hệ thống thoát nước phù hợp.

Bón phân cho cây bưởi

Theo kinh nghiệm trồng bưởi diễn lượng phân bón cho cây phụ thuộc vào tuổi cây, khả năng sinh trưởng và đất nền cụ thể. Cây từ 1 đến 3 năm khi chưa cho thu hoạch mỗi năm sẽ bón khoảng 4 lần theo lượng định mức như sau:

  • Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân chuồng + 40% đạm + 40% kali
  • Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali
  • Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali
  • Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi

Đến khi cây cho trái, lượng phân bón sẽ tăng lên theo tỉ lệ sau:

  • Lần 1: Bón  thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30%  kaliclorua
  • Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20%  đạm urê + 30% kaliclorua
  • Lần 3: Bón sau khi hái quả khoảng tháng 11 – 12  với 100% phân chuồng 100% phân lân + 40%  đạm urê, 40%  kali.

Ngoài ra để tăng lượng phân hữu cơ cho cây trồng, bà con cũng có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp từ cá đã được máy thái nhỏ.

Bón phân cho cây bưởi
Máy cắt cá 3A2,2Kw

Cách bón phân:

Đào hố xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán cây với sâu 20 – 30 cm, sau rải phân lên. Còn hỗn hợp  đạm + kali + lân thì đem hòa tan rồi tưới lên cùng phân dưới rãnh, cuối cùng lấp đất lại.

6. Thu hoạch

Mỗi năm bưởi diễn chỉ cho trái 1 lần, thời gian thu hoạch bưởi diễn tốt nhất vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm vào thời tiết khô ráo, râm mát. Nên hái quả vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh hái vào giữa trưa nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã của quả.

Thu hoạch cây bưởi diễn

Sau khi thu hoạch bưởi diễn, ngoài việc lấy lõi quả, vỏ quả còn có rất nhiều công dụng như làm mứt, chế biến thành tinh dầu…

Thu hoạch cây bưởi diễn

7. Dịch hại và biện pháp phòng trừ trên cây bưởi Diễn

Bên cạnh kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn bà con nên chú ý tới vấn đề phòng trừ sâu bệnh cho cây hàng năm. Nếu muốn cây khỏe mạnh và cho trái chất lượng thì đây là khâu tối quan trọng.

Để phát hiện dịch hại và có biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho cây mỗi ngày chủ vườn đều nên thăm nom quanh vườn một lần. Khi thấy cây có dấu hiệu bị bệnh nên cắt tỉa cành sâu ngay để tránh lây lan ra cả cây. Nếu bị sâu nặng cần phun thuốc sinh học để đảm bảo trồng bưởi diễn hữu cơ nhất.

Trên đây là kỹ thuật trồng bưởi diễn đã được nhiều địa phương áp dụng và cho hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp bà con hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc giống bưởi này.

Mời bà con theo dõi thêm video chia sẻ kinh nghiệm trồng Bưởi Diễn tại Phúc Thọ, Hà Nội

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Kỹ thuật trồng nho Hạ đen và cách chăm sóc đầy đủ nhất
Cây ăn quả / 03-01-2022

Kỹ thuật trồng nho Hạ đen và cách chăm sóc đầy đủ nhất

Nho Hạ đen hay nho đen không hạt hiện là giống nho đang được trồng phổ biến ở nước ta. Cây nho Hạ đen cho...
Kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao và cách chăm sóc hiệu quả
Cây ăn quả / 14-07-2021

Kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao và cách chăm sóc hiệu quả

Bưởi đỏ Đông Cao là giống bưởi đỏ tiến vua có màu đỏ đẹp mắt. Bưởi có nguồn gốc và được trồng nhiều tại thôn...
Kỹ thuật trồng ổi lê Đài Loan mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây ăn quả / 30-06-2021

Kỹ thuật trồng ổi lê Đài Loan mang lại hiệu quả kinh tế cao

Giống ổi lê Đài Loan vốn nổi tiếng là giống ổi thơm ngon, giòn ngọt mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image