Cùng chuyên gia chia sẻ kỹ thuật trồng nấm bào ngư cho thu nhập cao
Nấm bào ngư là một loại nấm ăn có vị ngọt, tính ấm, giàu giá trị dinh dưỡng. Nấm được ví như là thịt chay vì hàm lượng protein có trong nấm bào ngư có thể thay thế đạm từ thịt cá. Ngoài ra nấm bào ngư còn được đánh giá rất cao về mặt y học. Vậy cách trồng nấm bào bào ngư có khó không? Trồng nấm bào ngư đòi hỏi kỹ thuật như thế nào? Mời bà con cùng tham khảo bài viết Kỹ thuật trồng nấm bào ngư đơn giản mà hiệu quả dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục
- 1. Giới thiệu về nấm bào ngư
- 2. Điều kiện trồng nấm bào ngư
- 3. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chuẩn bị nhà trồng nấm
- 4. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu
- 5. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Đóng bịch nấm và thanh trùng
- 6. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chọn meo giống và cấy giống
- 7. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Nuôi sợi
- 8. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chăm sóc và thu hái
1. Giới thiệu về nấm bào ngư
1.1 Nấm bào ngư là gì?
Nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò là một loại nấm ăn thuộc họ Pleurotaceae. Trồng nấm bào ngư được bắt đầu từ Đức và sau đó được nhân rộng ra các quốc gia khác. Trong tự nhiên nấm bào ngư thường mọc trên những cây gỗ ẩm ướt và mục nát. Sau khi được nhập vào Việt nam, nấm bào ngư đã được nhân giống và trồng phổ biến ở nhiều nơi.
Phân loại theo màu sắc nấm bào ngư gồm có 3 loại là bào ngư trắng, bào ngư nâu và bào ngư tím. Cả 3 loại nấm bào ngư này đều được trồng ở nước ta và cho giá trị dinh dưỡng như nhau.
1.2 Đặc điểm của nấm bào ngư
Nấm bào ngư thường mọc thành cụm gồm 10- 15 cây nấm mọc xen kẽ nhau nhìn giống như bậc thang. Nấm bào ngư gồm các phần là chân nấm, phiến nấm và tai nấm. Chân nấm có dạng ống tròn dài từ 3- 5 cm, tai nấm có dạng hình phễu nhưng lệch, đường kính tai nấm khoảng 3-5cm.
1.3 Công dụng của nấm bào ngư
Với cách trồng nấm bào ngư đúng kỹ thuật sẽ cho ra sản phẩm nấm có chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng tối ưu.
Nấm bào ngư được đánh giá là loại nấm có giá trị về mặt dinh dưỡng và y học cao. Hàm lượng protein trong nấm chiếm 33- 43% tương tương trong thịt cá. Ngoài ra nấm bào ngư còn chứa các loại vitamin, axit amin và chất xơ dưới dạng dễ hấp thụ cho cơ thể.
Nấm bào ngư còn có công dụng rất tốt trong việc phòng chống ung thư, giảm lượng cholesterol, bồi bổ chống suy nhược cơ thể và điều trị cho người bị tiểu đường, giảm cân…
1.4 Cách trồng nấm bào ngư có khó không?
Với những công dụng và giá trị kinh tế cao như vậy thì cách trồng nấm bào ngư có khó không? Câu trả lời là trồng nấm bào ngư khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật bà con có thể tự trồng nấm ngay tại nhà. Nấm bào ngư thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt nam nên sinh trưởng và phát triển rất nhanh hơn nữa nấm có sức đề kháng khá tốt ít bệnh hại nên dễ chăm sóc. Các dụng cụ vật liệu dùng trong trồng nấm không quá phức tạp dễ dàng đặt mua trên thị trường nên rất thuận tiện cho người trồng.
2. Điều kiện trồng nấm bào ngư
Trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư ngoài yếu tố dinh dưỡng thì sự sinh trưởng và phát triển của nấm còn liên quan đến nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, pH ánh sáng
2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để trồng nấm bào ngư là 24- 28oC. Ngoài ra nấm cũng có thể chịu ngưỡng nhiệt thấp từ 13- 20oC.
2.2 Độ ẩm
Độ ẩm là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Ở giai đoạn ra sợi độ ẩm cơ chất thích hợp 60- 70% độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70%.
Giai đoạn ra quả thể độ ẩm thích hợp nhất là 70- 95%. Nếu độ ẩm không khí thấp dưới 50% nấm ngừng phát triển và chết. Khi quá cao trên 95% nấm rủn ra và thối.
2.3 Độ pH
Nấm bào ngư có sức chống chọi khá tốt với độ pH. Ở giai đoạn quả thể pH từ 6-7 là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển tốt nhất.
2.4 Ánh sáng
Ở các giai đoạn phát triển khác nhau nấm bào ngư cần lượng ánh sáng khác nhau.
Ở giai đoạn ủ sợi nấm không cần ánh sáng.
Ở giai đoạn hình thành quả thể nấm cần cường độ ánh sáng trung bình để kích thích quả thể phát triển. Ánh sáng trong nhà trồng nấm là ánh sáng thích hợp để trồng nấm.
2.5 Độ thông thoáng
Trồng nấm bào ngư cần độ thông thoáng nhất vào giai đoạn ra và nuôi dưỡng quả thể lúc này người trồng nấm cần tăng lượng oxy để nấm hô hấp tăng năng suất.
2.6 Thời vụ trồng nấm bào ngư
Nấm bào ngư thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam do đó người trồng nấm có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để trồng nấm bào ngư là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
3. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chuẩn bị nhà trồng nấm
Nhà trồng nấm nên được xây dựng ở những nơi cao ráo, thông thoáng, thoát nước tốt. Vì trồng nấm rất dễ nhiễm khuẩn nên cách xa nguồn lây bệnh như bãi rác, khu công nghiệp hay gần đường giao thông bụi bẩn.
Thiết kế nhà trồng nấm bào ngư:
Kỹ thuật trồng nấm bào ngư bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn cần có một khu riêng biệt gồm: khu chế biến nguyên liệu, khu đóng bịch và thanh trùng, khu cấy giống, khu ươm sợi và khu chăm sóc nấm.
Khu chế biến nguyên liệu cần sạch sẽ thoáng mát và gần nguồn nước sạch để thuận lợi cho quá trình xử lý nguyên liệu.
Khu cấy giống bà con có thể tự làm phòng cấy. Phòng cấy cần sạch sẽ, có ánh sáng và được sát trùng.
Nhà nuôi sợi yêu cầu sạch sẽ, lối đi lại thuận tiện, không quá tối bà con có thể dùng cỏ tranh hay lá dừa để lợp mái như vậy nhà nuôi sẽ thoáng mát hơn. Bên trong nhà nuôi bà con bố trí các giàn, kệ để xếp các bịch nấm sau khi đã cấy giống.
Khu chăm sóc nấm phải đảm bảo thông thoáng và đủ ánh sáng. Nhà chăm sóc cần đáp ứng được yêu cầu về điều kiện môi trường cho nấm sinh trưởng phát triển. Bà con có thể chuẩn bị kệ hoặc dây treo bịch nấm. Nếu dùng kệ thì phải thiết kế chắc chắn, có lối đi lại thuận tiện. Còn dùng dây treo thì chọn loại dây chắc, bền chuyên dụng cho việc trồng nấm tránh tình trạng bị đứt bịch nấm.
Tùy thuộc vào số lượng bịch nấm mà bà con xây dựng diện tích trồng nấm cho phù hợp
– Dưới 1000 bịch: khoảng 5m2
– Dưới 5000 bịch: 25 – 35m2
– Từ 10.000 bịch trở lên: rộng khoảng 60m2 trở lên
4. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu
Trong cách trồng nấm bào ngư khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Một số loại cơ chất để trồng nấm bào ngư mà bà con thường dùng như mùn cưa, bã mía. Các nguyên liệu này là các phụ phẩm tận dụng từ nông nghiệp, rất dễ kiếm.
4.1 Đối với nguyên liệu là mùn cưa
Trồng nấm bào ngư thì thích hợp trên mùn cưa của các cây gỗ mềm như cao su, mít, keo… Mùn cưa sử dụng để trồng nấm không được chứa tinh dầu hay độc tố. Tốt nhất là bà con nên sử dụng ngay nguyên liệu tránh để ẩm mốc.
Để xử lý mùn cưa bà con dùng nước vôi có độ pH từ 12-15 (1,5kg vôi trong 100 lít nước). Tưới đều vào đống mùn cưa sau đó đảo đều rồi kiểm tra độ ẩm của mùn cưa đạt 65- 70% là đạt yêu cầu. Dùng bạt nilon phủ lên đóng mùn cưa rồi chèn xung quanh để tránh nước ngấm vào ảnh hưởng đến độ ẩm đống ủ. Cứ 3- 4 ngày tiến hành đảo đều đống mùn cưa một lần. Thời gian ủ kéo dài 10- 12 ngày.
Sau khi ủ bà con bổ sung thêm 5% cám gạo, 3- 5% bột đậu nành trộn đều trước khi đóng túi.
4.2 Đối với nguyên liệu là bã mía
Cách trồng nấm bào ngư bằng bã mía cũng là một phương pháp khá phổ biến. Bã mía sau khi phơi khô tiếp tục được làm ẩm với 2% nước vôi tôi rồi ủ thành đống. Trong quá trình ủ, bà con cũng có thể bổ sung thêm 0,01% ure. Thời gian ủ kéo dài 4-5 ngày.
5. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Đóng bịch nấm và thanh trùng
Nguyên liệu sau khi xử lý đạt yêu cầu sẽ tiến hành đóng vào túi nilon chịu nhiệt. Túi có chiều rộng 25cm, cao 40cm, trọng lượng 1,5kg/túi. Nén chặt mùn cưa vào túi rồi tiến hành làm cổ chai bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa, đường kính cổ chai 2,5cm, cao 3 – 4cm. Dùng que tre (bằng ngón tay) tạo lỗ ở giữa túi tạo điều kiện thuận lợi lúc cấy meo giống vào.
Đóng bịch nấm thủ công thường tốn thời gian, công sức và nhân công. Để cải tiến năng suất bà con có thể tham khảo để sử dụng chiếc máy đóng bịch nấm 3A2,2kW. Máy có năng suất trung bình đạt từ 400 – 450 bịch/ giờ, cho hiệu quả tối đa. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mời bà con truy cập tại:
Bịch nấm sau khi đóng xong nên tiến hành khử trùng ngay trong vòng 8h để đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Sử dụng phương pháp cách thủy (trong thùng phuy hoặc lò hấp thủ công) ở nhiệt độ 100oC, thời gian 10-14 giờ.
6. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chọn meo giống và cấy giống
Trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư, chọn meo nấm tốt sẽ cho cho ra nấm đẹp, năng suất cao và ít nấm bệnh. Bà con nên lựa chọn các cơ sở, trang trại cung cấp có uy tín để mua. Tránh trường hợp mua phải meo nấm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến cả vụ nấm.
Để mua được giống meo tốt bà con có thể mua tại cơ sở nghiên cứu đảm bảo và uy tín như Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng.
Các bước cấy meo giống vào bịch
- Dùng bông cồn vệ sinh sạch sẽ bịch giống; dụng cụ cấy và xung quanh chỗ cấy.
- Đốt kĩ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội, mở nút bịch giống hơ từ từ trên ngọn lửa đèn cồn, khều bỏ lớp giống cũ trên bề mặt giống.
- Đặt bịch giống trên khay cấy rồi mở nút túi nguyên liệu dưới ngọn lửa đèn cồn.
- Chuyển giống vào túi nguyên liệu rồi đậy nút bông lại.
- Lắc đều túi để meo giống phân bố đều khắp bề mặt.
- Chuyển các bịch nấm đã cấy sang nhà nuôi sợi, .
7. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Nuôi sợi
Giai đoạn nuôi sợi trong cách trồng nấm bào ngư không quá phức tạp. Nhà nuôi sợi chỉ cần nhiệt độ thích hợp từ 25-28oC, độ ẩm không khí 65-70%, thoáng khí. Bịch nấm được xếp ngay ngắn lên các kệ. Giai đoạn nuôi sợi này bịch nấm không cần tưới nước hay ánh sáng. Nếu thời tiết nóng, nhiệt độ trong phòng tăng cao bà con có thể dùng nước tưới lên mái nhà hay nền nhà để giảm bớt nhiệt. Thời gian ươm sợi từ 22-28 ngày khi sợi nấm mọc trắng bịch thì đem sang phòng chăm sóc để nuôi quả thể.
Trong thời kỳ này cần thường xuyên kiểm tra các bịch nấm nếu phát hiện nấm mốc hay bệnh hại thì loại bỏ ngay tránh làm lây lan sang các bịch khác.
8. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư – Chăm sóc và thu hái
Rạch bịch
Đây là một khâu cần thiết giúp nâng cao năng suất trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư. Bà con chọn những bịch nấm mà sợi nấm trắng đã lan kín đáy rồi dùng dao nhọn, rạch 4- 6 đường xung quanh bịch nấm theo hình ziczac. Vết rạch có chiều dài từ 3- 5cm. Sau khi gỡ bông ra khỏi miệng túi có thể đặt bịch trên giá hoặc dùng dây treo lên. Chú ý sau khi rạch bịch thì không được tưới nước trực tiếp lên bịch.
Chăm sóc
Đây là thời kỳ quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư. Nếu chăm sóc không tốt nấm sẽ chết hoặc không hình thành quả thể.
Sau khi rạch bịch được khoảng 1 tuần, quả thể nấm bắt đầu mọc thành từng cụm nhỏ. Giai đoạn này nấm rất cần được cung cấp đủ nước. Tiến hành tưới nước bên ngoài túi bằng hệ thống phun sương. Trung bình tưới 4- 6 lần/ ngày. Tuỳ vào số lượng nấm kích thước nấm và độ ẩm môi trường mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Tưới đúng kỹ thuật sao cho nhìn bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có một lớp nước đọng. Nếu tưới quá ẩm nấm sẽ bị thối và nhũn ra ngược lại khi nấm bị thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng nấm kém phát triển, nhỏ và dai.
Việc tưới nước bằng phương pháp phun sương thường có hạn chế là tưới không đều, dễ gây nhiễm khuẩn bịch nấm làm giảm chất lượng và năng suất vụ nấm.
Để khắc phục khó khăn trên bà con có thể chọn giải pháp tốt nhất là sử dụng máy tiêm bịch nấm 3A2,2kW do Hãng 3A nghiên cứu, chế tạo và phân phối.
sau khi tiêm bằng máy bịch nấm sẽ được tưới thấm đều từ trong ra ngoài, đảm bảo bịch nấm sạch, không nhiễm khuẩn, không làm hư, chết phôi.
Cách thu hái nấm
Cách trồng nấm bào ngư đơn giản mà hiệu quả kinh tế thu được từ nấm lại rất cao. Để chất lượng nấm thu được có chất lượng cao nhất thời điểm thu hái cũng hết sức quan trọng. Khi cây nấm phát triển hoàn chỉnh, cụm nấm có đường kính từ 5-7cm ta có thể tiến hành thu hái. Khi hái bà con sẽ hái cả cụm nấm và bẻ ngược cụm nấm lên không được để sót phần gốc lưu ý hái nấm đúng độ tuổi là trước khi nấm phát tán bào tử sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất.
Sau khi hái hết một đợt nấm thì dừng tưới nước 2-3 ngày rồi lại tiến hành chăm sóc như bình thường để nấm tiếp tục phát triển. Mỗi đợt nấm thu hoạch kéo dài khoảng 1 tuần.
Sau thời gian thu hoạch của một vụ nấm, bịch nấm nhẹ và không còn khả năng ra nấm nữa thì tiến hành thu dọn và vệ sinh khu trồng nấm. Tuy nhiên sau mỗi vụ nấm như vậy lượng phế thải trồng nấm thải ra là rất lớn, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Để xử lý vấn đề bà con có thể sử dụng Máy phá bịch nấm 3A2,2kW. Máy sẽ giúp phá bịch, tách riêng túi nilon và đánh tan phần giá thể trong các túi nấm. Phần giá thể còn lại bà con lại có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ hoặc nuôi giun quế rất hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chuyên gia về kỹ thuật trồng nấm bào ngư cho thu nhập cao để bà con tham khảo. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bà con có những vụ nấm bào ngư bội thu.