images

Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao đạt năng suất cao

23/06/2021

Nhắc đến cua đồng chắc hẳn đã rất quen thuộc đối với bà con nông dân. Cua đồng trước đây chủ yếu sống hoang dã ở bờ sông, bờ rộng, nhưng hiện nay nhiều hộ nông dân đã và đang triển khai mô hình nuôi cua đồng trong ao đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Cua có đặc tính sống hoang dã nên chúng ít bệnh tật. Chỉ cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật là có thể thu được năng suất cao. Vậy kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao như thế nào và cần chuẩn bị những gì? Cách chăm sóc cua đồng ra sao? Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây để triển khai mô hình nuôi cua đồng trong ao một cách hiệu quả nhé.

1. Đặc điểm của cua đồng

Cua đồng hay còn gọi là điền giải, là một loài cua thuộc nhóm cua nước ngọt. Chúng thường sinh sống tại các hang, lỗ trên bờ ruộng, kênh, rạch và phân bố rất nhiều tại Việt Nam.

Cua đồng có đặc điểm: Phần mai màu vàng sẫm, trên thân có 2 càng không tương xứng, một càng to và một càng nhỏ. Gọng cua màu vàng cháy, toàn thân ánh lên màu nâu vàng. Thịt của loại cua này có vị mặn ngọt, mùi tanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Đặc điểm của cua đồng

2. Thành phần dinh dưỡng của cua đồng

Cua đồng được các chuyên gia đánh giá cao về độ dinh dưỡng, cụ thể trong 100gr thịt cua đồng cung cấp khoảng 89 calo và cung cấp các chất dinh dưỡng khác như:

  • Chất đạm: 12.3gr
  • Chất béo: 3.3gr
  • Vitamin PP: 2.1gr
  • Vitamin B2: 500mcg
  • Canxi: 5.040mg
  • Photpho: 430mg
  • Sắt: 4.7mg

Ngoài ra, thịt cua đồng còn chứa rất nhiều các loại khoáng chất khác như: Lipid, glucid, muối khoáng. Hàm lượng protein mà thịt cua đồng mang đến là loại chất lượng cao, chúng có chứa đến 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.

3. Tác dụng của cua đồng

Cua đồng không những chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà cua đồng còn chứa đựng tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người.

Cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính hàn nên được dùng để điều chế những phương thuốc giải nhiệt, trị lở ngứa, trị còi xương cho trẻ. Ngoài ra cua đồng còn hỗ trợ chữa trị bệnh viêm thận cấp, trị chứng kém ăn, mất ngủ, chứng chướng bụng, phù tim hay đau răng lợi.

4. Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao

4.1. Chuẩn bị ao nuôi cua

Để triển khai mô hình nuôi cua đồng trong ao, bà con nên chuẩn bị ao nuôi thật tốt. Yêu cầu ao nuôi cần những tiêu chuẩn sau, bà con hãy chú ý nhé.

  • Việc đầu tiên bà con cần phải lựa chọn địa điểm ao nuôi cua đồng phải gần sông, nơi có nguồn nước dồi dào để thuận lợi cho việc cấp thoát nước.
  • Đáy ao nên là lớp đất thịt pha cát hay cát sét. Tuyệt đối không nên để đáy ao lớp nền bùn nhão.
  • Đất và nước ít nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn. Độ mặn tiêu chuẩn là từ 10 – 30%, độ phèn nên từ 7,5 – 8,5% là phù hợp cho cua phát triển.
  • Diện tích ao lớn nhỏ phù hợp với lượng cua dự định nuôi. Thông thường, ao nuôi tầm 2000m2 và có độ sâu từ 1,5 – 1,8m.

Cách nuôi cua đồng trong ao

  • Chiều rộng đáy ao ít nhất phải được 4m, mặt 2-3m và chiều cao 1 – 1,5m. Đặc biệt bờ ao phải cao hơn mực nước triều cường ít nhất 0,5m.
  • Bà con cần chuẩn bị mương thoát nước xung quanh ao và nhiều giờ nổi với diện tích khoảng 10 – 100m2 tùy theo diện tích tổng thể của ao.
  • Cần chuẩn bị ao trước 7 – 10 ngày, bón vôi bột sát khuẩn với tỷ lệ 50kg vôi cho mỗi 1000m2 mặt ao. Sau đó phơi ải rồi mới thả cua vào ao nuôi.
  • Chỉ xả vào ao lượng nước thấp hơn 1m. Dùng lưới hay vỉ bằng tre cao gần 1m để rào ao hạn chế việc cua bò ra ngoài.
  • Dùng phân gà hoặc phân ure, phân NPK bón cho ao để gây màu nước, hòa tan phân rồi mới cho xuống ao.

4.2. Cải tạo ao nuôi

Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành tát cạn nước để diệt hết địch hại của cua và tiêu diệt mầm bệnh bằng chế phẩm sinh học EM, chế phẩm EM có thể xử lý khí độc trong ao nuôi, ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

chế phẩm sinh học EM

Ngoài ra bà con có thể tiêu diệt mầm bệnh bằng cách bón vôi từ 7-10kg/m2, phơi nắng 3-5 ngày sau đó cấp nước vào ao. Tiến hành gây màu nước cho ao bằng phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo nguồn động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua giống mới thả. Trong ao nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua, lúc cua lột xác tránh bị hao hụt, có thể thả thêm bèo, rau muống, rau dừa nước… để che phủ ao vào những ngày nắng gắt. Độ che phủ khoảng ⅓ diện tích mặt ao.

4.3. Chọn cua và cách thả giống

Chọn cua là khâu khá quan trọng, bà con cần chú ý những con cua có đặc điểm dưới đây để chọn giống:

  • Chọn con cua giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng không bị đóng rong, có thể chọn cua đực để nuôi góp phần năng suất hơn.
  • Mật độ: 10 – 15 con/m2
  • Thả cua ta không nên thả trực tiếp xuống ao mà phải thả từ mé bờ ao rồi cho cua tự bò xuống ao, làm như vậy để tránh cua bị sốc môi trường.
  • Thời vụ thả giống thường từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Mô hình nuôi cua đồng trong ao

5. Chăm sóc cua đồng trong ao

5.1. Chuẩn bị thức ăn

Thức ăn cho cua đồng chủ yếu là cá vụn, còng, ba khóa, đầu cá, don, dắt, ốc, tôm… Các loại thực vật bao gồm bèo, rau, của, khoai, sắn, bã đậu, cám gạo…

Thức ăn cho cua đồn

Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi VBio hoặc chế phẩm EM VBio để trộn vào thức ăn chua cua đồng. Các loại chế phẩm sinh học này sẽ giúp nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giúp hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa ở cua đồng.

men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi VBio

Bà con cần cung cấp đa dạng các loại thức ăn cho cua để tránh tình trạng thức ăn hạn hẹp, cua có xu hướng ăn thịt lẫn nhau. Thường những con mới lột vỏ sẽ trở thành mồi. Khi nuôi cua đồng, ngoài thức ăn được cung cấp, chúng còn tự tìm thức ăn tại chỗ. Chính vì vậy mà việc bón lót trước khi nuôi khá quan trọng. Nhờ đó mà chúng sinh ra những loài động vật phù du trong ao làm thức ăn cho cua con. Sau khoảng 4 tháng, bà con nên thả thêm ốc giống vào ao hoặc cũng có thể thả tôm vào để chúng sinh sản làm thức ăn cho cua.

5.2. Cách cho cua ăn

Mô hình nuôi cua đồng trong ao hiện nay được nhiều bà con quan tâm đến, một trong những khâu chăm sóc cua mà bà con nên chú tâm đó là cách cho cua ăn để đạt năng suất hơn.

Cách cho cua ăn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, cua ăn thức ăn tinh là chủ  yếu. Nên nắm thức ăn lại thành từng nhắm nhỏ, dạng bột nhão và cho ăn với lượng 20-10% trọng lượng cua.
  • Giai đoạn tháng 6 đến tháng 9, cua khỏe mạnh, tốc độ lớn nhanh và chúng cần thêm ăn rong cỏ, khoai sắn, thức ăn từ cá tạp và cả thức ăn viên.
  • Từ tháng 10 trở đi, tăng cường thêm thức ăn có nguồn gốc động vật, lượng thức ăn bằng 7-10% trọng lượng cua.
  • Nên cho cua ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Buổi sáng cho cua ăn với lượng thức ăn ít hơn, buổi chiều cho lượng thức ăn nhiều hơn tỷ lệ 3:7 hoặc 4:6.
  • Bà con cần đặt sàng ăn tại một số điểm trong ao nuôi, để kiểm tra lượng thức ăn tiêu thụ và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

5.3. Những điều cần chú ý khi nuôi cua

Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao không quá khó, chỉ cần bà con chú ý những điều dưới đây nhé.

Kỹ thuật nuôi cua đồng

  • Bà con nên thay nước ao nuôi cua mỗi tuần 1 lần, để đẩy nhanh tiến độ lột xác và kích thích chúng bắt mồi. Tuy nhiên, mỗi lần xả chỉ ¼ cho đến ⅓ lượng nước và bù lại lượng nước tương ứng, để cua không sốc vì thay đổi môi trường.
  • Cứ 2 tuần bón vôi 1 lần cho ao nuôi cua. Mỗi 100m2 ao, bón khoảng 2-3kg vôi. Trước khi bón nhớ hòa tan trong nước rồi đổ đều vào ao.
  • Kiểm tra định kỳ nơi lưới vỉ chắn, nơi cống rãnh để tránh hiện tượng cua bò ra khỏi ao.
  • Vào ban đêm bà con nên chong đèn ở khu vực ao nuôi để dẫn dụ côn trùng vào làm thức ăn tự nhiên cho cua.
  • Để có nguồn thức ăn dồi dào và tạo nơi trú ẩn cho cua, bà con nên cho bèo, rau muống,… vào ao. Đây cũng là cách làm giảm nhiệt độ ao nuôi.

6. Thu hoạch cua

Sau một thời gian nuôi cua đồng, thì thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10.

Khi cua đạt đến kích thước thương phẩm và được giá cao, bà con có thể tiến hành thu hoạch.

Nếu bà con thu hoạch cua lựa chọn con tỉa bằng cách đặt lờ, lợp… nếu cua nhỏ chưa đủ lớn thì để lại nuôi tiếp. Trường hợp tát cạn thì thu hoạch toàn bộ cua trong ao.

thời gian nuôi cua đồng

7. Các bệnh thường gặp

Ở mỗi giai đoạn nuôi cua đồng khác nhau thường có các bệnh liên quan. Vì vậy bà con cần chú ý để có phương pháp xử lý và trị bệnh kịp thời.

7.1. Ở thời kỳ ấu trùng

Ở thời kỳ ấu trùng, trong giai đoạn Zoea, ấu trùng thường bị trùng loa kèn: Zoothamnium, Epistylis bám vào thân, trên đầu. Khi đó số lượng Zoothamnium tăng lên làm cho ấu trùng không co duỗi thân được, bơi chậm chạp, không bắt được thức ăn, yếu dần và chết. Bà con có thể quan sát ấu trùng dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh.

Các bệnh thường gặp khi nuôi cua đồng trong ao

Cách chữa bệnh: Dùng Xanh malachite nồng độ 0,05 – 0,2 ppm trong bể ương ấu trùng liên tục trong 2-3 ngày (khi thay nước thì bổ sung thuốc): hoặc Sulfat Đồng 0,5 – 0,6 ppm, Formalin 10 – 15 ppm, thời gian 12-24 giờ. Bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, trong thời gian ấu trùng Zoea ương trong bể, nguồn nước nhiễm khuẩn dẫn đến gây bệnh cho ấu trùng.

Khi ấu trùng mắc bệnh bà con cần chú ý, trong bóng tối ấu trùng phát ra ánh sáng màu xanh nhạt. Ấu trùng yếu, bỏ ăn, lắng xuống đáy, chết và có thể chết hàng loạt.

7.2. Thời kỳ cua con và cua trưởng thành

Cua thường bị mắc bệnh ký sinh, thường gặp nhất là rệp cu bám trên phần thịt ở khoang mang, bà con có thể quan sát thấy qua lỗ thoát ở gốc càng cua.

Rệp thường phát triển nhiều về số lượng và chiếm một phần lớn khoang mang, cản trở hoạt động của mang. Rệp hút chất dịch trong thịt cua làm cua gầy yếu và chết.

kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao

Hiện nay ở một số vùng nuôi cua đồng trong ao đất, mật độ cao, nước ao bị bẩn đã xuất hiện một số loại bệnh: Trên mu cua có nhiều đốm trắng, hoặc xám trắng, đỏ, to khoảng 0,2 – 0,3 cm. Bệnh phát triển làm cho cả phần vỏ lẫn phần thịt ung thối và dẫn đến cua bị chết hàng loạt. Chính vì vậy bà con nuôi cua tập trung cần thực hiện tốt các phương pháp phòng ngừa để hạn chế bệnh xảy ra, gây thiệt hại, cần giữ nguồn nước sạch sẽ, xử lý cua trước lúc nuôi, xử lý thức ăn, phun thuốc phòng định kỳ cho các ao nuôi.

Trên đây LamnongTV đã chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao từ A-Z. Việc nuôi cua trong ao không hề khó, chỉ cần bà con chịu khó học hỏi là có thể bắt tay vào mô hình nuôi cua đồng trong ao đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công trong mô hình nuôi cua đồng trong ao nhé.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi ếch trong ao ít bệnh, sản lượng thịt cao

Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi ếch trong ao ít bệnh, sản lượng thịt cao

Nhiều năm trở lại đây khi nhu cầu về tiêu thụ thịt ếch ngày càng tăng mà số lượng ếch trong tự nhiên còn lại...
Làm giàu với kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ để cá mau lớn, thịt thơm ngon

Làm giàu với kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ để cá mau lớn, thịt thơm ngon

Cá trắm cỏ là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở nước ta nhất là khu vực miền Bắc. Thịt cá trắm cỏ...
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong ao đất đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong ao đất đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Ốc nhồi hay còn có tên gọi khác là ốc bươu đen. Ốc nhồi ta là loại ốc sống ở các vùng ao hồ nước...
Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ếch là một loại thực phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường. Hiện nay, có nhiều mô hình nuôi ếch làm giàu được bà...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image