images

Hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cà gai leo cho chất lượng trà cao

07/09/2021

Cà gai leo từ lâu đã được biết đến là một cây dược liệu quý có tác dụng hỗ trợ và điều trị hiệu quả nhiều bệnh cho con người đặc biệt các bệnh về gan. Theo tiến sĩ Phạm Văn Mùi cà gai leo là cây dược liệu được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất ở Việt nam với nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia. Cà gai leo đã và đang được trồng thành công ở nhiều vùng miền đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Vậy trồng cà gai leo cần những kỹ thuật canh tác và cách chăm sóc ra sao để cây giữ được nhiều dược tính nhất. Chúng tôi xin gửi đến bà con kỹ thuật trồng cà gai leo chi tiết nhất để bà con tham khảo.

Đặc điểm cây cà gai leo

1. Đặc điểm cây cà gai leo

1.1 Nguồn gốc và phân bố

Cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác như cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò, cà quýnh. Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài này có mặt ở Việt Nam, Lào, Campuchia, một phần đảo Hải Nam và Ấn Độ.

Trong tự nhiên cà gai leo mọc hoang dại ở những vùng đồi núi thấp và trung du. Cà gai leo thường ra hoa vào tháng 4- 6 và có quả vào tháng 7-9.

1.2 Đặc điểm hình thái

Đặc điểm hình thái cà gai leo

Cà gai leo thuộc cây thân leo, phân cành nhiều, chiều cao cây từ 60- 100cm. Gốc cây hóa gỗ, nhẵn, cành non tỏa rộng, trên thân phủ nhiều lông và rất nhiều gai cong màu vàng.

Lá cà gai leo mọc sole, hình bầu dục, gốc lá có hình tròn hoặc hình nêm, phiến lá xẻ thùy nông, mặt trên lá màu sẫm mặt dưới phủ đầy lông tơ màu trắng, cuống và gân chính của lá đều có gai.

Hoa màu tím mọc thành chùm gồm 2-5 hoa, đài hoa có lông xẻ thành 4 thùy hình trái xoan nhọn, hoa có 4 nhị màu vàng.

Quả cà gai leo thuộc loại quả mọng, đường kính quả 5-7 mm, hình cầu, có cuống dài khi chín có màu đỏ.

Hạt quả có hình thận, màu vàng.

1.3 Công dụng của cà gai leo

Công dụng của cà gai leo

Theo Đông y cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, thân và rễ dùng để chữa các bệnh về gan, làm mát và giải độc cơ thể.

Theo y học hiện đại cà gai leo được đánh giá và công nhận là cây thảo dược quý trong điều trị các bệnh liên quan đến gan như viêm gan B, xơ gan, hạ men gan. Theo nghiên cứu của Viện dược liệu Việt Nam cà gai leo có tác dụng tăng cường chức năng gan gấp 3 lần mà không gây tác dụng phụ, làm âm tính virus viêm gan B. Ngoài ra cà gai leo còn chữa được nhiều bệnh khác như cảm cúm, đau nhức xương khớp, hen suyễn, rắn cắn.

2. Điều kiện trồng cà gai leo

Cà gai leo là cây có thể thích nghi với nhiều loại khí hậu, sống được trong điều kiện khô hạn nhưng không sống được trong điều kiện ngập úng.

Vì cà gai leo rất dễ bị bệnh nghẹt rễ, virus gây hại vùng gốc rễ nên đất thích hợp để trồng cà gai leo là đất đồi thấp, đất sỏi đồi.

Là cây ưa sáng, trồng cà gai leo ở những nơi mát mẻ, nhiều nắng như vây hương vị trà sẽ ngon hơn.

3. Kỹ thuật trồng cà gai leo – Nhân giống

Nhân giống là một khâu cơ bản trong kỹ thuật trồng cà gai leo, khi bà con chủ động được nguồn giống thì sẽ giảm chi phí sản xuất rất nhiều.

3.1 Chọn giống

Loại cà gai leo có dây leo nhỏ, hoa màu tím nhạt, quả khi chín có màu đỏ mọng là giống cà gai leo chuẩn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Để tránh nhầm lầm Như vậy bà con nên chú ý để tránh nhầm lẫn trong quá trình chọn cây làm giống.

Cà gai leo có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau tuy nhiên phương pháp được được sử dụng phổ biến hiện nay là nhân giống bằng hạt.

Kỹ thuật nhân giống bằng hạt

Ưu điểm của phương pháp này là cho phần trăm tỉ lệ nảy mầm cao/ cây sống cao.

  • Chọn cây giống: Khi chọn cây làm giống bà con chọn những cây khỏe mạnh không sâu bệnh, cây có quả to, chín mọng màu đỏ rồi sau đó đem phơi khô quả cho đến khi quả nhăn lại chuyển sang màu đen thì tiến hành tách lớp vỏ bên ngoài ra để lấy hạt.
  • Chọn hạt giống: Chọn những hạt có màu vàng, căng mẩy, không bị sâu bệnh hại.
  • Lượng hạt giống cần gieo cho 1 ha là : 1,8-2 kg.

3.2 Gieo ươm và chăm sóc cây con

Thời vụ gieo ươm nên vào lúc thời tiết mát mẻ có thể vào mùa xuân hoặc mùa thu. Vườn ươm cây cần đảm bảo độ thoáng mát, đủ ánh sáng. Để hạt có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, bà con nên ngâm hạt bằng nước ấm khoảng 4 giờ, sau đó vớt ra và ủ bằng cát ẩm từ 3 – 4 ngày để hạt cà gai leo nứt ra rồi mới đem gieo. Gieo những hạt đủ tiêu chuẩn nên nền đất rồi tưới nước cho ẩm. Những ngày sau mỗi ngày tưới 1-2 lần. Sau khoảng 1 tuần cây con mọc lên lúc này cây con còn nhỏ và mềm bà con nên áp dụng tưới phun sương để tưới cho cây tránh làm cây con bị đổ dập, thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại để cây phát triển tốt.

kỹ thuật nhân giống cà gai leo

3.3 Cho cây vào bầu ươm

Chọn loại đất tơi xốp trộn đều với phân chuồng hoai mục để đóng vào bầu cây, túi bầu thì nên dùng loại nhỏ. Khi cây được 1-2 tuần tuổi tiến hành đưa cây giống vào bầu. Cây giống đưa vào bầu ươm là những cây khỏe mạnh, kích thước đồng đều.

3.4  Kỹ thuật trồng cà gai leo – Chọn cây giống

Chọn cây giống là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cà gai leo. Cây giống đạt tiêu chuẩn để xuất vườn là những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân cây cứng cáp đạt từ 25 – 30 ngày tuổi.

Ngoài ra bà con cũng có thể nhân giống cà gai leo bằng các phương pháp khác nhau như giâm cành cây non, giâm cành bánh tẻ, giâm cành già.

Phương thức nhân giốngTỉ lệ nảy mầm/ cây sống (%)Thời gian xuất vườn của cây non (ngày)
 Gieo hạt81,8240
 Giâm cành cây non59,2538
 Giâm cành bánh tẻ72,2534
 Giâm cành già62,2037

4. Kỹ thuật trồng cà gai leo

– Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây cà gai leo là vào mùa xuân khoảng tháng 2- 3, thời tiết ấm áp có mưa xuân thuận lợi cho cây giống phát triển. Còn ở miền Nam nên trồng cây lúc đầu mùa mưa thời tiết sẽ mát mẻ.

– Mật độ trồng:hàng cách hàng 50x50cm, cây cách cây 50x50cm

– Chuẩn bị đất:đất được cày xới cho tơi xốp, dọn sạch cỏ dại rồi trộn đều với phân chuồng hoai mục.

– Làm luống:lên luống rộng 0,7m, rãnh sâu 30cm, khoảng cách giữa các luống từ 1,2- 1,4m.

– Các bước trồng cây cà gai leo như sau:

  • Bước1:Đào 1 hố có kích thước bằng với kích thước bầu cây.
  • Bước 2:Bóc bỏ túi bầu, đặt cây vào chính giữa hố rồi lấp đất lên.
  • Bước 3:Tưới nước cho cây.

hướng dẫn trồng cà gai leo

5. Kỹ thuật trồng cà gai leo – Chăm sóc cây

Cách trồng cà gai leo khá đơn giản, khâu chăm sóc không đòi hỏi nhiều kỹ thuật.

5.1 Trồng dặm

Sau khi trồng xong bà con thường xuyên kiểm tra toàn bộ diện tích trồng nếu thấy cây con chết thì trồng dặm lại để đảm bảo mât độ đồng đều.

5.2 Tưới nước

Để cây cà gai leo sinh trưởng phát triển tốt đặc biệt là trong mùa hè bà con cần cung cấp đủ nước cho cây. Nhất là vào giai đoạn cây ra quả đến chín tưới nước đầy đủ cây cà gai leo sẽ cho được dược tính tốt nhất. Sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt giúp bà con vừa tiết kiệm nước vừa tránh được tình trạng ngập úng.

5.3 Bón phân

Lượng phân dùng để bón cho 1 ha cây cà gai leo gồm:

  • Phân chuồng hoai mục: 8- 10 tấn.
  • Phân hữu cơ vi sinh: 3 tấn.
  • Đạm urê: 6- 7 tạ.
  • Phân NPK tổng hợp: 7-8 tạ.

Bón lót:

Bà con bón lót cho cây bằng phân vi sinh và phân chuồng ủ hoai mục. Lượng phân bón cho 1 ha bao gồm phân chuồng hoai mục 8-10 tấn, 3 tấn phân vi sinh và 200kg vôi bột.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả phân bón bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma hoặc chế phẩm EM để ủ phân chuồng. Qua quá trình ủ này phân sẽ được cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu cây cần, đồng thời cân bằng dinh dưỡng trong phân để cây trồng dễ hấp thu và cải tạo đất hiệu quả. Từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của cây gà gai leo.

Bà con tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại:

66.000₫
Chế phẩm sinh học trichoderma là sản phẩm được Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng nghiên cứu và sản xuất, có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Bên cạnh đó, Trichoderma còn có khả năng thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, giúp đất tơi xốp và giữ được độ phì của đất.
120.000₫
Chế phẩm EM gốc dạng bột là loại chế phẩm sinh học được dùng trong đa dạng trong ngành nông nghiệp như: Ủ phân chuồng, phân cá, đỗ tương, rác thải làm phân bón giàu dinh dưỡng. Xử lý ao nuôi Thủy Sản. Ức chế tảo lam. Khử khí độc. Ủ chín thức ăn lên men. Khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi,…Với những ứng dụng rộng rãi nên Chế phẩm EM gốc dạng bột được nhiều nông dân và các trang trại sử dụng.

Bón thúc:

Giai đoạn này được chia làm 3 lần bón.

  • Lần 1 sau trồng 7-10 ngày: Bón 140-180 kg đạm urê.
  • Lần 2 sau trồng 20-25 ngày: Bón 300-400kg phân NPK và 250-300 kg đạm urê.
  • Lần 3 sau trồng 35 ngày: Bón lượng phân còn lại.

Kỹ thuật trồng cà gai leo - Chăm sóc cây

Chăm sóc

Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại để tạo độ thông thoáng cho cây và phòng trừ sâu bệnh.

Nếu có mưa lớn cần nhanh chóng thoát nước tránh để ngập úng cây sẽ bị bệnh gốc rễ hoặc chết.

Bà con tiến hành xới xáo 2-3 lần/ năm để đất trồng được tơi xốp. Ở năm đầu tiên cây cà gai leo cho thu hoạch sau 6 tháng trồng vụ tiếp theo là sau 4 tháng. Từ năm thứ hai trở đi cho thu hoạch 3 vụ/ năm.

Sau mỗi lần thu hoạch, bà con cần tiến hành chăm sóc, bón phân và tưới nước cho cây để cây ra đợt tiếp theo.

kỹ thuật trồng cà gai leo

6. Kỹ thuật trồng cà gai leo – Phòng trừ sâu bệnh

Cà gai leo là loại cây dại nên ít sâu bệnh hại mà trồng cà gai leo ngày càng được chú trọng và mở rộng tuy nhiên vào thời kỳ cây còn nhỏ thường bị các loài sâu ăn lá tấn công. Để cây cà gai leo sinh trưởng và phát triển tốt bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh kịp thời phòng trừ sẽ có hiệu quả.

Nếu mật độ sâu ít bà con có thể bắt bằng tay. Nếu mật độ nhiều và gây hại trên diện rộng có thể dùng thuốc để phun phòng trừ sâu bệnh hại. Vì đây là cây dược liệu dùng để pha trà bà con nên sử dụng các loại thuốc phòng trừ có nguồn gốc sinh học an toàn với cây trồng như chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis: V-BT 16000WP, Biocin 16WP,…

Ngoài ra cây cà gai leo hay bị bệnh hại vùng gốc rễ như nghẹt rễ, bệnh virus hại gốc rễ làm cây còi cọc, kém phát triển hoặc chết. Để phòng trừ bệnh tốt nhất bà con nên sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma để bón vào gốc cây. Chế pahrm có tác dụng tiêu diệt nấm hại vùng gốc rễ đồng thời gia tăng các vi sinh vật có lợi  cho đất để cây cà có bộ rễ khỏe mạnh.

Để tham khảo thêm thông tin sản phẩm bà con truy cập vào

66.000₫
Chế phẩm sinh học trichoderma là sản phẩm được Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng nghiên cứu và sản xuất, có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Bên cạnh đó, Trichoderma còn có khả năng thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, giúp đất tơi xốp và giữ được độ phì của đất.

7. Kỹ thuật trồng cà gai leo – Thu hoạch

Cây cà gai leo cho thu hoạch sau 6 tháng trồng. Lúc này bà con có thể tỉa bớt 1 phần thân lá của cây để tạo độ thông thoáng giúp cây quang hợp tốt hơn.

Từ tháng thứ 7 quả cà gai leo bắt đầu chín, bà con tiến hành cắt toàn bộ cây để thu hoạch chỉ chừa lại phần gốc khoảng 15 – 20cm để cây mọc tiếp cho vụ sau.

Sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ nhanh chóng được chế biến để giữ được những dược tính tốt nhất của cây.

Nếu chăm sóc tốt cây cà gai leo có thể cho thu hoạch đến 5 năm.

Trên đây là những kỹ thuật trồng cà gai leo được chia sẻ từ các chuyên gia. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp cho bà con trồng cây cà gai leo có được năng suất và phẩm chất tốt nhất.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Kỹ thuật trồng xuyên tâm liên đơn giản, cho dược tính cao
Cây dược liêu / 01-10-2021

Kỹ thuật trồng xuyên tâm liên đơn giản, cho dược tính cao

Xuyên tâm liên từ lâu đã được biết đến là một vị dược liệu quý dùng trong Đông y. Ngày nay cùng với sự phát...
Kỹ thuật trồng cây ba kích tím và cách chăm sóc đạt hiệu quả kinh tế cao
Cây dược liêu / 31-07-2021

Kỹ thuật trồng cây ba kích tím và cách chăm sóc đạt hiệu quả kinh tế cao

Cây ba kích là một loại cây dược liệu quý có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh như dây thần kinh, bệnh xương khớp,...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image