Chia sẻ kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung từ A-Z mang lại hiệu quả cao
Nhung hươu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người như: chắc khỏe xương, tăng cường tuổi thọ, chống lão hóa, thuốc tăng cân, chữa yếu sinh lý… Hơn hết, hươu sao là động vật dễ nuôi và lại cho giá trị kinh tế cao so với nuôi nhiều loại gia súc gia cầm khác. Do đó, nuôi hươu sao lấy nhung cũng là một xu hướng làm giàu bền vững cho bà con nhiều vùng trong cả nước. Vậy kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung có dễ hay không là câu hỏi của nhiều bà con. Tùy vào khí hậu, địa lí mỗi nơi, bà con sẽ có cách nuôi khác nhau, nhưng một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong nuôi hươu sao lấy nhung cần phải có hiểu biết về giống loài, kỹ thuật nuôi, nắm bắt nhu cầu thị trường, thì chăn nuôi mới đem lại giá trị cao, phòng tránh những thiệt hại do chủ quan, phát triển bền vững hơn. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với bà con, kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung một cách chi tiết, tỉ mỉ, giúp bà con thêm nhiều kinh nghiệm hơn để áp dụng trong chăn nuôi.
Mục lục
1. Tập tính của hươu sao
Do được thuần hóa và nuôi tại các hộ gia đình do đó hươu sao rất dễ gần gũi, hơi nhút nhát, chúng thường cảnh giác cao. Tuy nhiên chúng vẫn giữ được nhiều tập tính khi sống trong môi trường tự nhiên.
Hươu sao có màu lông vàng sậm, trên thân có đốm trắng nhỏ. Con đực có màu đậm hơn con cái.
Hươu đực có sừng, được mọc 1 lần/năm sau khi sừng bị gãy. Sừng hươu sao được gọi là nhung. Để lấy nhung hươu thì người nuôi thường cắt khi đủ thời gian, không để cho sừng già và gãy.
2. Kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung
2.1. Xây dựng chuồng nuôi hươu
Do hươu sao có tập tính tự nhiên nên bà con cần chọn vị trí xây chuồng xa nơi ở, xa đường đi lại, tránh tiếng ồn.
Nếu nuôi theo quy mô nhỏ hộ gia đình, bà con chú ý làm chuồng đảm bảo thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ ấm về mùa đông, mát về mùa hè, luôn giữ môi trường xung quanh sạch sẽ và chủ động được nguồn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng.
Một yếu tố quan trọng để nuôi hươu lấy nhung chất lượng, bà con nên áp dụng hình thức nuôi bán hoang dã. Vừa xây dựng chuồng nuôi, vừa có chỗ chăn thả cho hươu vận động, và tìm được nguồn thức ăn trong tự nhiên. Cách tốt nhất là tìm được khu vực nhiều bãi cỏ để làm chuồng trại, có khí hậu mát, xa nơi ở của con người. Khi xây dựng chuồng nuôi bà con cần chú ý:
Kỹ thuật làm chuồng nuôi hươu:
- Chọn hướng Nam hoặc Đông Nam.
- Nền chuồng bằng đất, xi măng nhưng tốt nhất là bằng gạch, có độ dốc để thoát được nước tiểu và phân, có lưới thép quây chung quanh chuồng.
- Mái chuồng cao, thoáng, lợp bằng vật liệu có tác dụng chống nóng và độ dốc phù hợp.
- Chuồng nên chia ô theo từng giai đoạn phát triển của hươu. Mỗi ô có kích thước từ 5- 6m vuông.
- Xung quanh chuồng ở bà con nên quây 1 lớp thép chắc chắn cho hươu có không gian vận động, chạy nhảy như vậy hươu sẽ khỏe, cơ thể săn chắc, cho lượng thịt ngon, nhung hươu chất lượng.
- Làm máng ăn và uống nước riêng biệt, chọn vật liệu như nhôm, cao su cho chắc chắn, bền.
Diện tích chuồng nuôi:
Hươu đực: Diện tích 4m vuông/con, kích thước các chiều 3mx2m hoặc 2,5mx2,5m
Hươu cái: Diện tích 5 – 6m vuông/con.
Lưu ý: Nền chuồng nuôi hươu phải luôn được vệ sinh khô thoáng để hươu khỏe mạnh, tránh được các loại bệnh thường gặp. Bà con nên dải trấu, rơm rạ. Tốt nhất nên dùng chế phẩm EM thứ cấp để làm sạch chuồng, vật nuôi sinh trưởng tốt, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hươu thường thải ra một lượng phân lớn, nếu không kịp thời vệ sinh sẽ gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và dễ lây mầm bệnh. Để khử mùi hôi tanh, giúp hươu luôn khỏe mạnh, bà con nên dùng chế phẩm EM trộn với trấu, hoặc mùn cưa rải trên nền chuồng hoặc phun, rắc lên rãnh thoát nước, rãnh phân. Hoặc dùng EM pha với nước, thức ăn cho hươu dùng vừa tăng sức đề kháng, cho số lượng nhung lớn và nâng cao chất lượng thịt.
2.2. Chọn hươu sao giống
Khi chọn giống, bà con cần chú ý đến con bố, mẹ của hươu giống. Hươu bố, mẹ phải khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, hình cá thể đẹp. Hươu mẹ sinh sản đều, nuôi con tốt. Đặc biệt hươu bố cho nhung số lượng lớn, ít nhất từ 700-800g trở lên.
Hươu giống có lưng thẳng, bụng thon, mắt tinh, thân hình cân đối, 4 chân chắc không dị tật, tai vểnh, chạy nhảy nhanh nhẹn.
2.3. Thức ăn cho hươu lấy nhung
Hươu ăn được nhiều loại lá cây, cỏ, củ quả, tinh bột. Để hươu phát triển tốt, cho chất lượng nhung cao, bà con nên cho hươu ăn thức ăn xanh, tinh bột và các vitamin khoáng chất cần thiết.
Đối với thức ăn xanh
Bà con nên thái, cắt nhỏ để hươu dễ tiêu hóa. Chọn các lá xanh non, củ quả phải được làm sạch, ráo nước trước khi cho ăn. Nếu nuôi với quy mô từ 10 con trở lên, bà con nên sử dụng máy băm cỏ cho hươu ăn. Máy sẽ thái đều, sạch sẽ tạo nguồn thức ăn sạch, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho bà con.
Khẩu phần ăn thức ăn xanh cho hươu sao:
- Hươu trong giai đoạn cai sữa cần khoảng 8kg/ngày.
- Hươu hậu bị (5-7 tháng tuổi) cần khoảng 12kg/ngày.
- Hươu 8 tháng -1 năm tuổi cần khoảng 15kg/ngày.
- Hươu từ 2 năm trở lên cần 18-22kg/ngày.
Đối với thức ăn tinh
Việc chế biến thức ăn tinh sẽ giúp cho bà con chủ động được nguồn thức ăn cho đàn hươu, vừa tiết kiệm được từ 30% – 50% chi phí mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho hươu sao. Một phương pháp thông minh được áp dụng thành công là bà con nên sử dụng Men vi sinh ủ thức ăn cho hươu. Bà con dùng tỷ lệ: 50% ngô, 30% sắn, 10% cám gạo, 10% rau củ quả đã băm, nghiền sau đó đảo đều với men vi sinh và cho ra bao hoặc thùng để ủ, sau 36h là cho hươu ăn. Nuôi theo phương pháp ủ cám giúp cho bà con nhàn hơn, tiết kiệm được cám, thức ăn đảm bảo an toàn thực phẩm không có chất cấm, tăng kháng thể cho hươu không bị các vi sinh vật gây bệnh hại.
Ngoài ra để tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho hươu lấy nhung lâu dài, bà con nên ép chúng thành các loại hạt, viên cám bằng máy ép viên cám 3A. Bà con hoàn toàn sản xuất ra và chủ động nguồn thức ăn.
Khẩu phần ăn thức ăn tinh cho hươu sao:
- Hươu trong giai đoạn cai sữa cần khoảng 300gr/ngày.
- Hươu 5-7 tháng tuổi cần khoảng 400gr/ngày.
- Hươu 8 tháng -1 năm tuổi cần khoảng 500gr/ngày.
- Hươu từ 2 năm trở lên cần 600gr/ngày.
- Vitamin và khoáng chất
Ngoài những loại thức ăn trên, bà con cũng có thể bổ sung thêm vitamin A, D, E và khoảng 20gr muối/ngày để hươu có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Lưu ý: Nên cho hươu ăn nhiều vào ban đêm, ít vào ban ngày. Kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày cho hươu để điều chỉnh cho phù hợp.
2.4. Cách chăm sóc hươu sao lấy nhung
2.4.1 Vệ sinh cho hươu
Thường xuyên tắm rửa cho hươu nhất là khi hươu còn nhỏ, phải vuốt ve để hươu làm quen và đỡ nhút nhát. Khi tắm xoa nhẹ nhàng từ đầu ra thân sau và xuống chân, tắm trong khoảng 5-10 phút. Thường xuyên theo dõi sức khỏe cho hươu, nếu phát hiện kí sinh trùng hay bệnh phải diệt ngay, chữa trị kịp thời.
2.4.2. Khai thác nhung hươu
Quy trình nuôi hươu lấy nhung: Khi hươu được 15 tháng có thể ra nhung. Sau khi mọc được 50 ngày có thể cắt nhung. Để đạt được nhung chất lượng, trong thời gian này bà con nên bổ sung thức ăn tinh cho hươu với lượng khoảng 600-800gr/ngày.
Khi cắt nhung phải dùng cưa đã được khử trùng, cần phải có 4-5 người hỗ trợ trong quá trình cắt. Không cắt sát đầu hươu, để cách 2cm. Cắt xong phải dùng thuốc cầm máu và thuốc sát trùng, dùng gạc bịt kín vết cắt cho hươu.
Hươu đực cho nhung 1 lần/năm và cho liên tục đến 20 năm. Đối với con hươu từ 3 năm tuổi chu nhung đạt 300 – 500g. Khi 7 năm tuổi trở lên cho ổn định nhung từ 700-800g/lần.
2.4.3. Cách dùng nhung hươu
Nhung hươu có rất nhiều công dụng và cách dùng khác nhau. Bà con có thể dùng ngâm với rượu và mật ong, hiệu quả với mọi đối tượng. Nhung hươu có nhiều dáng đẹp, trọng lượng lớn do đó vừa làm trang trí vừa đáp ứng nhu cầu ngâm rượu trang trí của người dân. Ngoài ra, thịt hươu, đuôi hươu, sữa hươu, cao hươu cũng đem lại các giá trị kinh tế cao cho bà con.
2.4.4 Một số bệnh của hươu và cách chữa trị
– Bệnh tụ huyết trùng
- Điều trị: Dùng thuốc: Peniciline + Streptomicine + trợ sức. Hoặc dùng lá mơ, diếp cá, cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước khoảng 0,5 lít, 50 – 70g đường glucoza, 2 -4 gói sâm dạng hoà tan cho hươu uống, mỗi ngày 2-3 lần.
– Bệnh ký sinh trùng đường máu
- Điều trị: Dùng thuốc đặc hiệu để trị bệnh Tripamidium, Azidin, Naganin, tuỳ thuộc vào thể trạng từng con và triệu chứng từng con mà chỉ định thuốc và liều lượng cụ thể.
– Bệnh sán lá gan
- Điều trị: Thường dùng loại tẩy giun sán: Fasciolid, Dextin B (theo hướng dẫn của Bác sỹ thú y).
– Bệnh ở hươu con
Bệnh thường gặp là bệnh viêm phổi:
Nguyên nhân: Hươu con sinh ra gặp điều kiện bất lợi về thời tiết: nắng nóng, gió lạnh lùa vào chuồng. Do xông khói nhiều dẫn đến chuồng thiếu Oxy, do vi khuẩn đường hô hấp.
Triệu chứng: Thở mạnh ép cả hai cơ bụng, đứng dạng hai chân để thở. Khô mũi, chảy nước mắt, nước mũi. Hươu bỏ bú, lười ăn.
Điều trị:
Tiêm trợ sức: Vitamin các loại:
- Kanamycin
- Steptomycin
- Penicylin
Với những thông tin bổ ích về kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung đã chia sẻ trong bài viết trên, sẽ giúp bà con nhiều kiến thức, kinh nghiệm, xác định được hướng chăn nuôi hiệu quả, bền vững. Chúc bà con luôn thành công!