images

Kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao và cách chăm sóc hiệu quả

19/09/2024

Bưởi đỏ Đông Cao là giống bưởi đỏ tiến vua có màu đỏ đẹp mắt. Bưởi có nguồn gốc và được trồng nhiều tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội. Trong quả bưởi đỏ chứa nhiều chất lycopen, đây là một hợp chất đóng vai trò quan trọng để tạo ra sắc tố đỏ, chính vì vậy mà bưởi đỏ Đông Cao có màu đỏ từ ngoài vào trong. Không những vậy, hàm lượng lycopen trong bưởi đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và phòng chống bệnh ung thư. Do vậy, hiện nay việc nhân giống và phát triển diện tích trồng bưởi đỏ Đông Cao sẽ giúp bảo tồn, phát triển giống bưởi quý này. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao và cách chăm sóc hiệu quả.

Kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao

1. Giới thiệu bưởi đỏ Đông Cao

Bưởi đỏ Đông Cao được biết đến là một giống bưởi có màu sắc “độc lạ”. Bưởi có màu xanh, màu vàng khi còn nhỏ và khi chín bưởi sẽ có màu đỏ đẹp mắt. Đây là một giống bưởi quý hay còn gọi là bưởi đỏ tiến vua. Giống bưởi đỏ này  là di sản và niềm tự hào của Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã công nhận sản phẩm bưởi đỏ của Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao đạt tiêu chuẩn “4 sao”.

Kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao

Bưởi Đông Cao có màu đỏ như trái gấc từ vỏ đến trong ruột rất đẹp mắt. Bưởi đỏ Đông Cao có 2 loại là bưởi ngọt và bưởi chua (hay còn được gọi là bưởi lũm và bánh men). Thời gian thu hoạch bưởi đỏ Đông Cao là vào dịp cuối năm, đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên rất được người dùng ưa chuộng, giá bưởi đỏ cao và dễ bán, thậm chí không đủ hàng để cung cấp.

Bưởi đỏ Đông Cao còn được gọi là bưởi tiến vua, không chỉ bởi màu sắc của nó. Giống bưởi này được coi là báu vật của làng Đông Cao, bởi đây là một món quà từ đời tổ tiên. Tại thôn Đông Cao vẫn còn lưu giữ cây bưởi tổ hơn 60 tuổi, mỗi năm cây bưởi tổ này đều cho quả từ 300-400 quả.

Nhằm mục đích lưu giữ và bảo tồn giống bưởi quý này, Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao đã ra đời vào tháng 1/2019. Hợp tác xã hình thành nhằm duy trì, nhân giống và phát triển diện tích trồng bưởi đỏ của các hộ dân.

2. Điều kiện trồng bưởi đỏ Đông Cao

2.1. Đất trồng bưởi đỏ

Nên trồng bưởi đỏ Đông Cao trên những vùng đất có địa hình bằng phẳng, cao ráo, có khả năng thoát nước tốt. Bưởi đỏ Đông cao thích hợp trồng trên đất phù sa, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, tầng đất mặt dày trên 30cm. Đất trồng bưởi đỏ cần đảm bảo độ tơi xốp và độ ẩm nhất định, điều kiện thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.

Điều kiện trồng bưởi đỏ Đông Cao

2.2. Khí hậu

Có nguồn gốc từ Miền Bắc nước ta, nên bưởi đỏ Đông Cao thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ thích hợp để cây bưởi đỏ sinh trưởng và phát triển tốt là từ 20-30 độ C. Do đó, khí hậu miền Bắc rất thích hợp để trồng bưởi đỏ Đông Cao và các giống bưởi đỏ khác.

3. Chọn cây giống

Chọn cây giống bưởi đỏ Đông Cao

Để tiến hành trồng và cho ra đời những sản phẩm bưởi đỏ có chất lượng cao, và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, thì khâu chọn cây giống bưởi đỏ rất quan trọng. Bà con cần chọn cây giống có nguồn gốc đặc sản tại Đông Cao. Cây giống sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh, quả chín có màu đỏ như màu gấc.

  • Nếu bà con trồng bưởi bằng cây chiết thì cần chọn những cây có đường kính từ 1 đến 1,5cm, chiều cao từ 60 đến 80cm, có rễ thứ cấp, trong bầu ươm phát triển 2-3 cành cấp 1.
  • Trồng bưởi đỏ bằng cây ghép: Chọn những cây có cành cao khoảng 25 đến 30cm, đường kính gốc ghép trong khoảng 0,8-1cm. Những cây bưởi đỏ giống này cần đảm bảo khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và không nhiễm sâu bệnh.

4. Kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao

Kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao như thế nào để cây cho quả sai, quả thơm ngon, đạt tiêu chuẩn, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân? Để đạt được hiệu quả trên, bà con cần thực hiện trồng bưởi đỏ theo đúng quy trình và hướng dẫn.

Cách trồng bưởi đỏ Đông Cao

4.1. Thời vụ trồng bưởi đỏ Đông Cao

Thời vụ trồng bưởi Đông cao thích hợp nhất là trồng vào 2 mùa vụ trong năm: đó là mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4), mùa Thu Đông (từ tháng 8 đến tháng 10).

Thời vụ trồng bưởi đỏ Đông Cao

4.2. Làm đất, đào hố và mật độ trồng

– Làm đất: Đất trồng bưởi đỏ cần được xử lý và cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại sau đó lên luống cách nhau 5m. Bà con làm rãnh rộng 30-40cm, rãnh sâu 20cm, tâm luống trồng bưởi cao từ 30-40cm so với đáy rãnh.

mật độ trồng bưởi đỏ Đông Cao

  • Đào hố: Bà con tiến hành đào hố trồng bưởi đỏ theo hình vuông với kích thước là 60x60x50cm (chiều rộng, chiều dài, chiều sâu), nếu đất xấu thì nên đào với kích thước 80x80x60cm.
  • Bà con tiến hành rắc vôi bột với một lượng khoảng 2-3kg, cùng một lượng phân chuồng hoai mục ủ với chế phẩm sinh học Trichoderma, phân hữu cơ (30-40kg) trộn đều với đất trên mặt hố sau đó lấp hố lại, và để như vật trong khoảng 1 tháng.
  • Để tận dụng đất trồng thì trong 2-3 năm đầu trồng bưởi đỏ, bà con có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày.
  • Mật độ trồng: Mật độ trồng bưởi đỏ phù hợp khi khoảng cách giữa hai cây là 5x5m (khoảng 400 cây/ ha) đối với loại đất thịt tơi xốp. Đối với loại đất đồi cằn, chắc thì khoảng cách trồng phù hợp là 4,5×4,5m (khoảng 500 cây/ ha).

4.3. Cách trồng

Cách trồng bưởi đỏ Đông Cao

Cách trồng bưởi đỏ Đông Cao như sau:

  • Bước 1: Bà con tiến hành đào một lỗ to hơn kích thước bầu ươm một chút ở chính giữa hố trồng đã chuẩn bị từ trước.
  • Bước 2: Đặt cây bưởi con giống vào hố, rồi lấp đất xung quanh lại, dùng chân nén xung quanh đất phần gốc đến khi cây đứng vững.
  • Bước 3: Làm cọc trống cố định xung quanh cây và buộc cây vào, để tránh cây bị đổ bởi gió to hay bão giông.
  • Bước 4: Bà con tưới nước xung quanh gốc cây, rồi dùng rơm, rạ, cỏ khô đậy lại để đất giữ được độ ẩm.

Sau khi trồng bưởi đỏ Đông Cao, bà con cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất vài ngày một lần và cần bổ sung nước cho cây ngay nếu thấy đất khô. Đất xung quanh gốc cây bưởi đỏ cần được đảm bảo độ ẩm, đặc biệt là trong thời gian một tháng sau khi trồng. Tuy nhiên, bà con cũng lưu ý không nên tưới lượng nước quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng ngập và thối rễ cây bưởi.

5. Chăm sóc cho cây bưởi đỏ Đông Cao

Cách chăm sóc cây bưởi đỏ Đông Cao cũng không phức tạp, bà con chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ.

5.1. Chăm sóc cây con

Cây bưởi đỏ con sau khi trồng cần được chăm sóc cẩn thận, tưới nước, bón phân, xén cành để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Trong năm đầu tiên sau khi trồng cần tiến hành kiểm tra và trồng dặm đối với những cây sinh trưởng kém, cây bị chết.

Chăm sóc cho cây bưởi đỏ Đông Cao

  • Bà con có thể trồng xen một số loại cây ngắn ngày trong thời gian cây bưởi đang phát triển, giai đoạn cây bưởi chưa ra hoa đậu quả. Các loại cây ngắn ngày phù hợp để trồng xen nên là các cây họ đậu, cây lạc, gừng. Việc trồng xen này sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế cỏ dại và giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
  • Nên trồng các cây trồng xen cách gốc cây bưởi từ 1m trở lên để không cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước.
  • Nên dùng thêm rơm, rạ, cỏ khô rải vùng quanh gốc cây bưởi để cây giữ nước tốt, hạn chế cỏ dại mọc và hệ sinh vật có lợi trong đất hoạt động được thuận lợi.

5.2. Chăm sóc cây đã cho thu hoạch

– Cây bưởi từ năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 trở đi là có thể bắt đầu ra hoa và đậu quả. Bưởi đỏ Đông Cao thường cho thu hoạch vào cuối năm, đúng dịp tết Nguyên Đán, nên bán rất chạy và giá thành cao. Để năng suất cây bưởi đỏ cao, bà con có thể sử dụng thuốc kích thích ra hoa cho bưởi.

Chăm sóc cây đã cho thu hoạch

  • Thời gian thích hợp để phun thuốc kích thích giúp sai hoa, đậu quả là khoảng từ 7-8 tháng trước khi thu hoạch bưởi. Cây bưởi đỏ trong giai đoạn này cần được tưới nước thường xuyên và tăng lượng phân bón.
  • Khi bưởi kết trái, quả bưởi cần được bao bởi một túi ni lông màu trắng để tránh sâu bọ xâm nhập làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả bưởi đỏ. Đến thời gian thu hoạch, bà con cần hái bưởi ngay, nếu để quả quá lâu trên cây sẽ dẫn tới tình trạng bị suy cây, quả bưởi cũng không giữ được chất lượng tốt.

5.3. Xén tỉa cành cây bưởi

Trong quá trình chăm sóc, cây bưởi đỏ cần được cắt tỉa cành trong thời gian chưa cho quả. Việc xén tỉa cành cần được tiến hành ngay từ khi trồng bưởi để có được hình dạng hợp lý.

Xén tỉa cành cây bưởi đỏ Đông Cao

  • Bà con tiến hành bấm ngọn cây bưởi để tạo cành cấp 1, để từ 3-4 cành cấp 1 phân bố đều về các hướng. Các cành cấp 1 cần phải là những cành khỏe, ít cong queo, mỗi cành cách nhau từ 7-10cm trên thân chính một góc trong khoảng 45 đến 60 độ để tán đều và thông thoáng.
  • Khi cành cấp 1 có chiều dài từ 25 đến 30cm, bà con sẽ cắt ngọn để tạo cành cấp 2. Trên mỗi cành cấp 1, bà con cũng để lại 3 cành cấp 2 phân bố đều về các hướng. Cứ như vậy tiếp tục tạo các cành cấp 3 để tạo quả cho những năm sau.

Bà con cần lưu ý xén tỉa và sắp xếp các cành theo các hướng khác nhau một cách hợp lý để giúp quá trình quang hợp của cây được tốt.

>>Xem thêm: Máy cắt tỉa cành trên cao chạy xăng 3A

5.4.  Tưới nước cho cây

  • Cây bưởi đỏ cần được tưới nước nước nhiều trong giai đoạn cây con và giai đoạn cây ra hoa, cho quả. Bà con cần tưới nước cho cây hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho cây, đặc biệt là vào mùa khô trời nắng hanh.
  • Thời điểm tưới nước cho cây bưởi: Tốt nhất bà con nên tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Để giảm tình trạng bay hơi nước khi thời tiết quá nóng, bà con có thể sử dụng rơm, rạ, cỏ khô trải lên phần đất xung quanh gốc cây.
  • Thời điểm mùa mưa, để tránh tình trạng ngập úng cho cây bưởi đỏ, bà con tiến hành khơi những rãnh để thoát nước cho cây. Tránh cho cây bị ngập úng nhiều ngày sẽ bị thối rễ, rụng lá, ảnh hưởng đến quá trình trồng cây.

5.5. Bón phân cho cây bưởi

Để cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng quả cao, thì việc bón phân cũng rất quan trọng. Bón phân cho cây bưởi cần được thực hiện đúng thời điểm và liều lượng.

* Cây bưởi bón phân gì?

Cây bưởi cần được bón các loại phân phù hợp để sinh trưởng và phát triển tốt. Các loại phân bón thường sử dụng cho cây bưởi đỏ là: Phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục ủ với chế phẩm sinh học EM, phân lân, đạm, kali, NPK,… Hiện nay, phân hữu cơ đang là xu hướng được nhiều bà con ưu tiên lựa chọn để sử dụng.

chế phẩm sinh học EM
Chế phẩm sinh học EM

* Cách bón phân cho cây bưởi

Bón phân cho cây bưởi cần thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển của cây bưởi có những cách bón phân khác nhau.

Cây bưởi năm thứ nhất: Đối với cây bưởi trong giai đoạn này, do lượng phân bón lót lúc trồng còn nhiều, nên bà con chỉ cần bón thúc bằng phân Ure với tỷ lệ 1kg phân với 100 lít nước. Cây bưởi đỏ cần được bón phân định kỳ mỗi tháng một lần.

Cây bưởi năm thứ 2 và 3: Trong năm thứ 2 và 3, bà con tiến hành bón phân theo khối lượng sau: phân chuồng ủ hoai mục (40kg), Lân (250kg), Ure (300kg), Kali (300kg). Khối lượng trên sử dụng để bón cho 1 hecta trồng bưởi đỏ.

Bà con chia thành 4 đợt cách đều nhau để bón phân:

  • Đợt 1: Sau mùa mưa bón 100% phân lân, phân chuồng.
  • Đợt 2: Bón 30% lượng phân ure và phân kali.
  • Đợt 3: Tiếp tục bón 30% lượng phân ure và phân kali.
  • Đợt 4: Bón nốt lượng phân còn lại từ các đợt bón trước.

Cây bưởi sau năm thứ 3: Từ giai đoạn này cây bưởi bắt đầu cho quả đều đặn, do vậy lượng phân bón cho cây cần bổ sung nhiều hơn. Cách bón vẫn giống như giai đoạn năm 2 và 3.

6. Dịch hại và biện pháp phòng trừ trên cây bưởi đỏ Đông Cao

Khi thực hiện kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao, không tránh khỏi sự ảnh hưởng của dịch hại, và các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến cây bưởi. Bưởi là một loại cây có sức sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên cây bưởi vẫn bị ảnh hưởng bởi một số loại sâu bệnh hại dưới đây:

Dịch hại và biện pháp phòng trừ trên cây bưởi đỏ Đông Cao

6.1. Bệnh thán thư trên cây bưởi đỏ

Cây bưởi dễ mắc bệnh thán thư, bệnh này thường gây hại trên quả bưởi. Khi mắc bệnh, vỏ quả bưởi sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng nhạt. Những quả bưởi non sẽ bị héo rồi rụng, còn với quả già sẽ bị ảnh hưởng một phần. Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh bà con con dùng một số loại thuốc sau: Antracol 70WP, Mancozeb 80WP, Daconil 75WP.

6.2. Sâu đục thân cành bưởi

Bà con cần thường xuyên thăm vườn, kiểm tra cây bưởi. Khi phát hiện cây bưởi đỏ bị sâu đục thân cành cần tiến hành xử lý ngay.

Bà con có thể dùng một số loại thuốc để phun trực tiếp vào phần thân, cành cây bị sâu đục thân như: Symi sidin 0,2%, O fatox 0,1%.

Phòng bênh cho bưởi đỏ Đông Cao

6.3. Sâu vẽ bùa trên cây bưởi

Loại sâu bệnh này thường gây hại khi cây bưởi mới trồng và còn nhỏ. Khi cây bưởi bị loại sâu này tấn công, trên những lá bưởi non, những chồi non của cây bưởi sẽ để lại những vết thương. Từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại khác tiếp cận và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Để ngăn ngừa và tiêu diệt sâu vẽ bùa trên cây bưởi, bà con có thể sử dụng thuốc Slrespa 0,2% hoặc Polytin 0,2% để phun cho cây bưởi.

7. Thu hoạch bưởi đỏ Đông Cao

Thời gian thu hoạch bưởi đỏ Đông Cao là sau khi trồng từ 2-3 năm. Chắc chắn đây là bước mà bà con và các hộ trồng bưởi mong chờ nhất.

– Bà con nên thu hoạch bưởi đỏ khi quả vừa chín tới, tránh thu hoạch khi bưởi còn non bưởi sẽ bị he, đắng hoặc khi bưởi chín quá sẽ bị khô. Vì vậy, thu hoạch đúng thời điểm, đúng độ chín của bưởi thì quả bưởi sẽ cho năng suất và chất lượng tốt nhất.

– Bưởi sau khi thu hoạch cần được cất giữ tại những nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt để bưởi không bị hỏng và luôn thơm ngon.

Và cuối cùng là bà con đã có thể thưởng thức thành quả của mình sau thời gian dài trồng bưởi đỏ và đem xuất bán trên thị trường.

Thời gian thu hoạch bưởi đỏ Đông Cao

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật trồng bưởi đỏ Đông Cao và cách chăm sóc hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên, bà con có thể áp dụng vào mô hình trồng bưởi đỏ của gia đình mình để đạt hiệu quả kinh tế và năng suất cao nhất.

Nếu bà con gặp khó khăn trong quá trình trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ Đông Cao, bà con có thể liên hệ tới Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng để được tư vấn trồng bưởi đỏ hiệu quả nhất. Chúng tôi hiện có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như chế phẩm sinh học EM, chế phẩm Trichoderma và rỉ mật đường, giúp quá trình trồng trọt đạt hiệu quả hơn, cây phát triển tốt và ít bị sâu bệnh hại hơn.

 

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Kỹ thuật trồng ổi lê Đài Loan mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây ăn quả / 20-10-2024

Kỹ thuật trồng ổi lê Đài Loan mang lại hiệu quả kinh tế cao

Giống ổi lê Đài Loan vốn nổi tiếng là giống ổi thơm ngon, giòn ngọt mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con...
Chủ trang trại chia sẻ kỹ thuật trồng bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế cao
Cây ăn quả / 10-10-2024

Chủ trang trại chia sẻ kỹ thuật trồng bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế cao

Bưởi diễn là một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng nhiều năm trở lại đây, dòng bưởi này có vị ngọt mát...
Kỹ thuật trồng nho Hạ đen và cách chăm sóc đầy đủ nhất
Cây ăn quả / 14-09-2024

Kỹ thuật trồng nho Hạ đen và cách chăm sóc đầy đủ nhất

Nho Hạ đen hay nho đen không hạt hiện là giống nho đang được trồng phổ biến ở nước ta. Cây nho Hạ đen cho...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image