Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản hiệu quả kinh tế cao
Nuôi lợn nái đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều hộ nông dân. Thậm chí, với những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thì đây còn được xem là giải pháp mang lại nguồn lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp mà người chăn nuôi cần phải nắm rõ.
Mục lục
1. Chọn giống lợn nái sinh sản
Muốn phát triển mô hình nuôi lợn nái sinh sản thì khâu chọn giống rất quan trọng. Theo đó, bà con cần chọn con giống đạt trọng lượng hơn 80kg. Đặc biệt, lợn giống phải được chăn nuôi trong điều kiện tốt, thức ăn đảm bảo chất lượng cao, để lợn có thể bộc lộ hết được tiềm năng di truyền cho con giống. 3 tiêu chí cần thiết khi chọn lợn nái là:
- ADG: Tức là chỉ số tăng trọng tính theo ngày.
- FCR: Là chỉ số tiêu tốn thức ăn bình quân/kg tăng trọng.
- BF: Độ dày mỡ lưng
Bên cạnh 3 tiêu chí đó thì còn có những yếu tố sau mà bà con phải lưu ý:
Ngoại hình chung
Theo kinh nghiệm nuôi lợn nái của nhiều người, thì hãy chọn con giống có ngoại hình phù hợp với chủng loại, tránh bị lai tạp. Tổng thể ngoại hình phải cân đối, 4 chân to đều, mông nở, thể trạng phù hợp với độ tuổi, loại giống. Mình hay thân của con giống phải dài, bộ khung vững trãi và các bộ phận khác cũng phải cân đối.
Đối với lợn đực làm giống phải có bụng thon gọn, hai chân sau thẳng và vững trãi. Còn với lợn cái hậu bị thì bụng phải tròn, gọn, mông nở, mình thon.
Bộ phận sinh dục
Nuôi lợn nái tốt nhất nên chọn con có từ 12 đến 16 vú, cân đối, các vú có khoảng cách đồng đều và lộ rõ, không có vú lép, hai hàng vú cách đều nhau. Ngoài ra, từng núm vú của lợn nái phải đều, to, tròn, trơn bóng, hồng. Tốt nhất bà con nên chọn lợn hậu bị có vú 1 đến 2 tầng, bởi đó là những con giống tốt cho việc sinh sản và nuôi con về sau.
Đối với lợn hậu bị cần kiểm tra phần âm môn phải có hình trái tim hay còn gọi là quả đào. Âm môn của con giống tốt sẽ xuôi mà không hất lên hay móc câu, kích thước to, dày.
Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu
Với lợn nái hậu bị, thì lần phối giống đầu tiên phải là 8 tháng tuổi và khi lợn đã đạt được trọng lượng 120kg. Lưu ý, trước khi phối giống bà con cũng phải áp dụng chương trình tiêm vaccine đầy đủ theo quy định cho lợn.
2. Quản lý chăm sóc
2.1. Chăm sóc và quản lý hậu bị
Lợn hậu bị trước khi nhập chuồng cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận để không gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của chúng. Theo đó bà còn cần đảm bảo những tiêu chí sau:
- Cách ly và cho lợn nái thích nghi.
- Cho ăn và tiếp xúc với lợn đực.
- Đảm bảo trọng lượng phối giống lần đầu, trọng lượng cơ thể của lợn nái trong giai đoạn đầu mang thai, khi nuôi con lứa đầu, có như vậy mới quyết định được tiềm năng của cả đời của nái hậu bị.
Trong quá trình nuôi lợn sinh sản, bà con cũng cần đánh giá quy định quản lý, quy trình kỹ thuật và phát triển của lợn để đảm bảo đưa ra phương thức ăn chăn nuôi nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Lưu ý khi nhập heo nái hậu bị
- Nhập heo nái hậu bị cần phải tuân thủ theo kế hoạch, và tốt nhất là nên nhập trước thời điểm phối giống khoảng từ 2 tháng rưỡi đến 3 tháng, để chúng có thời gian thích nghi cũng như tiêm vacxin.
- Muốn quy trình nuôi lợn nái sinh sản đạt hiệu quả cao, thì khi nhập con giống phải đồng nhất một giống từ trang trại uy tín, chất lượng.
- Tỉ lệ heo hậu bị chiếm khoảng 10% số lượng nái sinh sản.
- Vào thời điểm tháng 4 đến tháng 5 thời tiết nắng nóng, bà con có thể tăng thêm lượng theo hậu bị khoảng 20 đến 30%, để bù đắp lại lượng heo chậm lên giống khi gặp điều kiện khắc nghiệt này.
- Cần phải chuẩn bị chuồng cách ly để chúng kịp thời thích nghi, và yêu cầu chuồng này phải cách xa với vị trí xây chuồng nuôi lợn nái và nuôi con. Thời gian nuôi cách ly ít nhất từ 30 đến 45 ngày.
- Một kỹ thuật nuôi lợn nái mà bạn cũng nên biết đó là cần giảm tối đa tình trạng stress cho lợn nái, vì lý do mật độ nuôi chật chội, có như vậy mới tăng được tỉ lệ rụng trứng và lên giống. Tốt nhất mỗi ô chuồng chỉ nên nuôi từ 5 đến 6 con heo hậu bị với mật độ 1.5 đến 1.8 con lợn/1m2.
Nuôi heo hậu bị
Cách nuôi lợn nái hiệu quả là trong quá trình nuôi dưỡng heo hậu bị, không được để nó lớn quá nhanh. Bởi nếu nó lớn quá nhanh, năng suất lứa đầu có thể sẽ vẫn tốt, nhưng hầu hết lượng mỡ tích lũy sẽ tiêu thụ hết để nuôi đàn con lứa đầu. Về sau lợn nái sẽ lâu động dục trở lại, có thể phối giống những lần sau đó thành công, nhưng số con trên lứa cũng như năng suất nái sẽ bị giảm đáng kể.
Chế độ dinh dưỡng
Còn tùy theo thể trạng của lợn trong từng giai đoạn, mà bà con có chế độ chăm sóc sao cho phù hợp. Tốt nhất nên dùng thức ăn cho lợn nái sinh sản 2 bữa/ngày vào giờ quy định, như vậy sẽ giúp tạo được thời gian nghỉ ngơi dưỡng thai cho lợn.
2.2. Xác định động dục và phối giống
Phương pháp phối giống
Lợn hậu bị được phối giống lần đầu là khi trên 8 tháng tuổi và đạt được trọng lượng 120kg. Đây cũng là kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản cơ bản mà bất kỳ bà con nào cũng có thể nắm rõ.
Xác định lợn lên giống
Lợn lên giống hay còn gọi là đến thời kỳ động dục. Lúc này chúng sẽ có nhiều biểu hiện khác thường như bồn chồn, đứng nằm không yên, có thể cắn phá chuồng, thậm chí còn có một số con bò ăn, ăn ít, quay đầu, có biểu hiện nghe ngóng. Đặc biệt, bộ phận sinh dục của lợn vào thời kỳ động dục sẽ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như sau:
- Vào những ngày đầu âm hộ của lợn nái sẽ sưng to, gấp 2 đến 3 lần so với bình thường, phần niêm mạc đỏ và có dịch nhầy.
- Vào những ngày sau đó, cụ thể là từ ngày thứ 3 trở đi dịch đặc dính, âm hộ dần chuyển từ màu đỏ sang màu mận chín, niêm mạc ít sưng hơn.
Bà con muốn kiểm tra cũng như kích thích lợn động dục, tăng sự hưng phấn và hiệu quả trong việc phối giống, thì có thể cho lợn đực vào chung chuồng. Tốt nhất nên sử dụng lợn đực từ 2 tuổi trở lên hoặc lợn đực khí tính. Ngoài ra, bà con cũng có thể cho lợn đực đi qua khu vực nhốt lợn hậu bị, hay lợn nái khô theo lịch 2 ngày một lần, mỗi lần từ 30 đến 45 phút.
Khi lợn nái có những biểu hiện như đái dắt, đứng im, tai dựng ngược, đuôi vắt lệch sang một bên, sờ vào hoặc ngồi lên lưng lợn mà chúng không có bất kỳ phản ứng gì thì đó là thời điểm thích hợp nhất để phối giống. Bà con chăn nuôi lợn nái cũng có thể nhìn bằng mắt thường để nhận biết thời điểm phù hợp phối giống cho lợn như âm hộ lợn héo dần và có xu hướng chuyển từ màu đỏ sang màu mận chín, dịch tiết ra từ âm đạo đặc dính.
Theo kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản từ các chuyên gia thì số lần phối giống của lợn có thể từ 3 đến 4 lần. Trong giai đoạn lợn nái còn chịu đực thì vẫn còn rụng trứng và còn có thể phối giống được.
2.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản
Sắp xếp lợn nái trong chuồng:
- Lợn nái sau khi được phối xong sẽ được xếp theo tuần phối và hình vòng tròn hay còn gọi là mô hình cuốn chiếu.
- Lợn nái cai sữa từ chuồng đẻ xuống sẽ được sắp xếp ở vị trí gần với chuồng đực, có nhiều ánh sáng và tiếng ồn.
- Đối với những con lợn nái có vấn đề như bị sẩy thai, đau chân, viêm có mủ cơ quan sinh dục,… cần phải được sắp xếp ở một khu vực riêng và cuối hướng gió.
- Nếu nuôi lợn nái nhiều loại khác nhau thì cần phải có ký hiệu kẹp thẻ riêng để tiện lợi cho quá trình theo dõi, chăm sóc, quản lý.
Kiểm tra nái hàng ngày
- Nuôi lợn nái sinh sản đòi hỏi bà con phải theo dõi chúng đúng thời khóa biểu mỗi ngày vào buổi sáng, trưa và chiều.
- Phải kiểm tra kỹ lưỡng các con nái lốc, bỏ ăn, đau chân, sẩy thai ít nhất một ngày một lần.
Cách chế biến thức ăn nuôi nái sinh sản
Trong bộ kỹ thuật nuôi nái sinh sản, bà còn cần nắm chắc cách tự chế biến thức ăn cho đàn gia súc của mình.
Thức ăn thô xanh: Các loại thức ăn thô xanh còn tươi ngon đem về, rửa sạch, thái nhỏ thả vào chuồng hoặc để ngoài sân chơi cho lợn ăn tự do (Sau khi cho ăn thức ăn tinh). Với loại cỏ trồng, thân cây chuối, bà con cần băm nhỏ để chúng ăn được hết, không lãng phí. Bà con sử dụng máy băm nghiền đa năng để tiết kiệm nhân công và thời gian lao động. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi một cách đơn giản hơn.
Thức ăn tinh: Phương pháp chế biến thức ăn tinh chủ yếu là phơi sấy khô, sau đó nghiền nhuyễn, phối trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp sau đó ép thành cám viên giàu dinh dưỡng cho lợn nái. Khẩu phần dinh dưỡng trong cám viên tự ép sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Tự làm cám viên tại nhà bằng máy ép cám viên để tận dụng những nguyên liệu sẵn có, giá rẻ vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi đầu vào.
2.4. Kích thích lợn nái lên giống
Trong kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản, thì việc kích thích lợn nái lên giống cũng là một kỹ thuật mà nhiều bà con cần phải nắm rõ, để phòng trường hợp lợn nhà mình chậm lên giống. Cách thực hiện cũng đơn giản như sau:
- Trong ngày cai sữa bà con nên dùng 0.5kg thức ăn cho lợn nái sinh sản vào buổi sáng, còn buổi chiều thì cho lợn nhịn và đưa về khu vực nhốt nái để chờ phối. Hằng ngày cũng phải đưa lợn đực đi kiểm tra để phát hiện thời điểm động dục của lợn nái.
- Thức ăn cho lợn nái nên trộn thêm vitamin giàu ADE và cho lợn ăn liên tục theo liều 5g/nái/ngày xuyên suốt 7 ngày sau khi cai sữa. Đó cũng chính là cách giúp lợn nái mau lên giống, rụng trứng nhiều hơn, và khi trứng rụng nhiều thì sẽ tập trung làm tăng hiệu quả phối giống hơn.
- Sau 1 đến 2 ngày cai sữa bà con cũng nên đuổi cho nái vận động nhiều rồi sau đó cho chúng ăn no, đây cũng là một giải pháp giúp nái nhanh lên giống.
2.5. Chuồng trại hợp lý
- Xây chuồng nuôi lợn nái phải có kết cấu đúng quy cách, làm sao tiện lợi cho quá trình chăn nuôi, dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cao.
- Diện tích chuồng nuôi lợn nái lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số lượng đàn giống mà bà con cần nuôi.
- Đảm bảo điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, vào mùa hè cần duy trì mức nhiệt độ từ 25 đến 28 độ C.
- Lưu ý đến các yếu tố như độ ẩm, tốc độ gió, mùa vụ khí hậu,…
- Không được quên kiểm tra chuồng trại chăn nuôi mỗi ngày, chú ý các chi tiết như quạt hút, khe hở, nước làm mát, trần, bạt, ánh sáng, tiếng ồn,…
3. Phòng trừ bệnh tổng hợp
Phòng trừ bệnh cũng là một kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản quan trọng mà bà con không nên bỏ qua. Theo đó bà con cần lưu ý những vấn đề sau:
- Định kỳ phải vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi lợn.
- Hằng ngày phải làm vệ sinh, đảm bảo chuồng nuôi lợn phải khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng.
- Phải phun sát trùng chuồng trại với chu kỳ phun từ 1 đến 2 lần/tuần. Thời điểm phun sương thích hợp là vào lúc ấm, khô nhất trong ngày, cụ thể là 2 đến 3 giờ chiều.
- Đừng quên kiểm tra nội ngoại ký sinh trùng.
- Tiêm phòng vacxin cho lợn theo đúng lịch trình.
Để xử lý mùi hôi chuồng trại một cách đơn giản, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học EM VBio. Bà con có thể sử dụng bằng cách: pha 1 lít chế phẩm EM thứ cấp với 10 lít nước sạch, phun đều vào nơi ô nhiễm có mùi hôi thối, lặp lại 2-3 ngày/lần.
Với kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp bà con thuận lợi hơn trong việc phát triển mô hình nuôi lợn nái sinh sản. Nếu còn thắc mắc thêm kỹ thuật nuôi heo sinh sản nào thì đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé!