images

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

26/07/2021

Ếch là một loại thực phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường. Hiện nay, có nhiều mô hình nuôi ếch làm giàu được bà con áp dụng. Nhưng mô hình nuôi ếch trong bể xi măng là một mô hình rất được ưa chuộng. Kỹ thuật nuôi ếch này không tốn nhiều diện tích mà còn giúp nâng cao năng suất và tăng lợi nhuận kinh tế. Tuy cách nuôi ếch đơn giản nhưng bà con cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật. Bà con hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao dưới đây nhé.

kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng

1. Ưu điểm của nuôi ếch trong bể xi măng

Nuôi ếch trong bể xi măng hiện nay được áp dụng nhiều bởi những ưu điểm vượt trội mà cách làm này mang lại:

– Diện tích bể nuôi không cần rộng, có thể nuôi được ở những nơi có diện tích đất chật, hẹp.

– Khâu quản lý, chăm sóc thuận tiện.

– Chủ động trong việc phòng tránh dịch bệnh cho ếch.

– Ếch nuôi trong bể xi măng nhanh lớn, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

– Khâu thu hoạch thuận tiện hơn, ếch không bị thất thoát do chui vào bùn như các mô hình khác.

Ưu điểm của nuôi ếch trong bể xi măng

2. Xây bể xi măng nuôi ếch

2.1. Chọn vị trí xây bể

Bà con cần chọn nơi xây bể xi măng nuôi ếch tại những nơi thoáng mát. Ếch là loài động vật nhút nhát, nên xây bể cần chọn nơi yên tĩnh, tránh gần nơi đông đúc. Xung quanh bể cần trồng thêm các cây xanh để tạo bóng mát cho bể nuôi ếch, hoặc có thể dùng lưới nilon che một phần bể nuôi.

Xây bể xi măng nuôi ếch

2.2. Cách làm bể nuôi ếch

– Diện tích phù hợp của bể nuôi ếch là từ 6-10m2, hình chữ nhật, các phần tường bao quanh bể có chiều cao từ 1,2-1,5m. Chia bể nuôi ếch thành những ô liền kề nhau, giữa các ô có lối đi để thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch.

– Bên ngoài bể nuôi ếch có thể dùng lưới thép để quây, tránh sự tác động của các động vật hại như rắn, chuột, chim cú hoặc trộm cắp.

– Dưới đáy bể nuôi láng bằng xi măng, cần tạo độ nghiêng về phía ống thoát nước để thuận tiện cho việc thay nước cho bể nuôi.

– Trong bể nuôi, bà con có thể bố trí thêm các bè bằng tre, nứa cao hơn đáy bể khoảng 15-20cm để ếch trú ngụ.

kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng

– Tại cống thoát nước, bà con dùng một ống bằng nhựa vừa với đường kính của cống để thoát nước từ trong ra ngoài. Phía dưới ống nhựa nên chọc nhiều lỗ nhỏ để giúp thoát nước. Để thuận lợi cho quá trình thay nước, bà con làm một nắp bịt tại mặt xả nước bên ngoài, khi muốn thay nước cho bể chỉ cần mở nắp ra.

Bể nuôi ếch mới xây thì cần để một tháng và ngâm nước cho bớt mùi xi măng rồi mới tiến hành thả ếch vào.

– Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi ếch trong bể xi măng đi trước, bà con có thể sử dụng thân cây chuối băm nhỏ để ngâm trong nước bể hoặc dùng vôi sống, thuốc tím để ngâm khử trùng bể trước khi nuôi. Thời gian ngâm bể từ 2-3 tuần.

– Mực nước trong bể nuôi sâu khoảng 30cm, nhiệt độ nước duy trì từ 22-28 độ C, độ ph của nước cần duy trì ở mức 6,5-7.

3. Chọn ếch giống

* Chọn giống ếch nào?

Để nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao, chọn ếch giống là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng. Hiện nay, trên thị trường có hai loại ếch giống:

– Ếch Việt Nam (ếch đồng): Đây là giống ếch bản địa của Việt Nam. Ếch có kích thước trung bình từ 50-200g/con. Ếch có chất lượng thịt được đánh giá cao, tuy nhiên lại chưa phù hợp thích nghi với điều kiện nuôi công nghiệp. Do vậy mà hiệu quả kinh tế không cao.

– Ếch Thái Lan: Ếch có kích thước trung bình từ 200-400g/con. Giống ếch Thái Lan thích nghi tốt với điều kiện nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với nuôi ếch thương phẩm trong bể xi măng, để đem lại hiệu quả kinh tế cao bà con nên chọn giống ếch Thái Lan.

* Tiêu chuẩn chọn ếch con giống:

Ếch con giống đạt tiêu chuẩn cần có các đặc điểm sau:

– Màu sắc: Ếch có màu vàng sậm, da đẹp và bóng, không bị dị tật, không nhiễm bệnh.

Chọn giống ếch nào

– Chọn các ếch con giống có trọng lượng khoảng 350-400 con/kg, chiều dài của ếch từ 4-6cm. Nên chọn các con ếch giống cùng lứa và có kích thước đồng đều. Không chọn ếch có nhiều kích cỡ khác nhau để tránh tình trạng con to con nhỏ cắn nhau.

4. Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng

4.1. Thời vụ và mật độ nuôi

– Thời vụ thích hợp để thả ếch giống là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mật độ nuôi ếch trong bể xi măng phụ thuộc vào từng thời điểm nuôi ếch. Đối với ếch nuôi tháng thứ nhất (mật độ: 150-200 con/m2), nuôi ếch tháng thứ 2 (mật độ: 100-150 con/m2), nuôi ếch tháng thứ 3 (mật độ: 80-100 con/m2), ếch lớn hơn thì nuôi với mật độ 70-80 con/m2.

– Bà con nên thả ếch vào sáng sớm và chiều tối khi thời tiết mát. Trước khi thả ếch bà con có thể đem ếch rửa qua dung dịch nước muối pha loãng 3% hoặc có thể dùng dung dịch kali pemanganat hòa tan 20mg/ml để làm sạch bụi bẩn, mầm bệnh.

4.2. Thức ăn cho ếch

Trong hướng dẫn nuôi ếch, thức ăn cho ếch nuôi chiếm vị trí rất quan trọng giúp ếch nhanh lớn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Mật độ nuôi ếch trong bể xi măng

– Nguồn thức ăn nuôi ếch khá phong phú bao gồm: Thức ăn có nguồn gốc từ động vật như tôm, cá nhỏ, cá tạp, phế phẩm từ lò mổ gia súc, côn trùng, giun đất, trùn quế,…; cám viên.

Để ếch dễ dàng ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất, bà con hãy sử dụng máy ép cám viên nổi 3A. Máy sẽ giúp người chăn nuôi tự chế biến cám nổi một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Máy ép cám viên nổi 3A16Hp (cấp liệu bán tự động)
Máy ép cám viên nổi 3A16Hp (cấp liệu bán tự động)
Viên cám sau khi ép
Viên cám sau khi ép

– Lượng thức ăn hàng ngày của ếch được điều chỉnh theo trọng lượng phát triển của ếch:

Trọng lượng ếchLượng thức ăn hàng ngày
Ếch từ 3 – 30g/con7 – 10%
Ếch từ 30 – 150g/con5 – 7%
Ếch trên 150g/con3 – 5%

– Khi cho ếch ăn, bà con chia lượng thức ăn hàng ngày của ếch thành nhiều bữa khác nhau, theo liều lượng cụ thể sau:

  • Ếch có trọng lượng cơ thể 3-100g, mỗi ngày ăn 3-4 lần, cho ăn nhiều hơn vào buổi chiều tối và đêm.
  • Ếch đạt trọng lượng cơ thể trên 100g, mỗi ngày cho ếch ăn 2-3 lần.

– Đối với thức ăn tươi, ếch có thể ăn được nguyên các con cá nhỏ. Khi cho ếch ăn, bà con cũng cần lưu ý chỉ cho ếch ăn các con cá có kích thước phù hợp với trọng lượng cơ thể. Nếu thức ăn tươi quá to, bà con có thể dùng các loại máy cắt thái cá để cắt cá thành những miếng nhỏ giúp ếch dễ ăn hơn. Bà con cần thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn ếch ăn các bữa để điều chỉnh, tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và dư thừa nguồn nước.

20.000.000₫
Máy ép cám viên nổi 3A là thiết bị chuyên dụng được thiết kế để hỗ trợ các trang trại chăn nuôi thủy sản tự sản xuất thức ăn viên nổi cho cá, tôm, lươn, ếch… Sản phẩm này nổi bật với khả năng ép nhiều loại nguyên liệu khác nhau như bột ngô, cám gạo, bột cá, giúp tạo ra viên cám chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loài thủy sản. Với động cơ mạnh mẽ 7,5 kW và năng suất đạt từ 50 đến 120 kg/giờ, máy ép cám viên nổi mang đến hiệu quả cao trong việc tiết kiệm chi phí nguyên liệu và đảm bảo chất lượng thức ăn.

Máy được chế tạo từ chất liệu thép carbon chất lượng cao, giúp tăng tuổi thọ và độ bền của thiết bị trong quá trình sử dụng. Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và vận hành, máy ép cám viên nổi 3A là giải pháp tuyệt vời cho các trang trại muốn chủ động sản xuất cám viên, giảm thiểu chi phí mua thức ăn sẵn có. Không chỉ vậy, viên cám sản xuất từ máy còn có độ nổi tốt, không tan nhanh trong nước, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi.

Với máy ép cám viên nổi, bạn sẽ dễ dàng quản lý và cải thiện hiệu quả chăn nuôi thủy sản một cách tối ưu.

– Bà con có thể kết hợp mô hình nuôi trùn quế để làm thức ăn cho ếch. Đây là nguồn thức ăn giàu đạm và dưỡng chất giúp ếch lớn nhanh, đạt năng suất cao.

– Ếch có thể ăn cám viên từ khi được 1 tháng tuổi. Nếu không muốn cho ếch ăn cám công nghiệp, bà con có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, các loại hạt như hạt đậu nành, ngô, thóc, bã đậu, mật rỉ đường, chế phẩm EM gốc VBio để phối trộn và tự ép cám viên cho ếch ăn. Việc chế biến thức ăn với chế phẩm sinh học giúp tăng cường sức đề kháng và giúp ếch tiêu hóa tốt, giảm thiểu mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Không những vậy, cám viên nổi trên mặt nước giúp ếch tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn và không bị dư thừa thức ăn

chế phẩm EM gốc VBio
Chế phẩm EM gốc VBio

4.3. Cách chăm sóc ếch

* Thay nước cho ếch

– Nuôi ếch trong bể xi măng, bà con cần thường xuyên kiểm tra và thay nước thường xuyên cho ếch. Thay nước 2-3 ngày một lần trong tháng đầu tiên nuôi ếch, lượng nước trong bể cần duy trì từ 20 đến 30cm. Từ tháng thứ 2 trở đi, mỗi ngày thay nước một lần, lượng nước trong bể nuôi duy trì từ 10 đến 15cm.

– Thời gian thay nước thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm, nếu bà con muốn thay nước vào buổi chiều tối thì cần thay nước trước khi cho ếch ăn.

– Nếu bà con sử dụng nước giếng khoan để thay nước cho bể nuôi ếch, thì nước cần được bơm lên dự trữ trước một ngày nhằm loại bỏ các thành phần hóa học và mùi kim loại trong nước. Tuyệt đối không được bơm nước trực tiếp vào bể.

* Phần đàn ếch

Khi thay nước cho bể nuôi ếch, bà con quan sát và phân loại, tách đàn những con nhỏ hơn ra để nuôi riêng, tránh để những con to cắn chết những con nhỏ. Nếu có con ếch nào bị bệnh, bà con cần bắt riêng chúng ra ngay và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lây sang cả đàn nuôi. Bên cạnh đó cũng cần giảm mật độ nuôi theo quá trình trưởng thành của ếch.

* Chăm sóc ếch

– Bà con cần tiến hành cân đàn ếch 2 tuần một lần để theo dõi sự phát triển của ếch. Từ đó có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho ếch, tránh cho ăn dư thừa có thể tạo mầm bệnh.

Nên cho ếch ăn vào những giờ cố định để tạo thói quen và phản xạ cho ếch.

– Ếch là một loại động vật nhút nhát, nên khi nuôi bà con cần tạo cảm giác thân thiện, không nên la hét, gõ, đập sẽ khiến ếch sợ và nhảy loạn trong khu vực bể nuôi.

– Ếch thích tắm nắng, khi được tắm nắng thường xuyên thì ếch sẽ nhanh lớn. Tuy nhiên trong những ngày nắng nóng gay gắt, bà con cần che chắn bớt để giảm nhiệt độ trong bể nuôi.

– Giai đoạn ếch nuôi được 3 tháng, ếch sẽ ăn ít hơn. Thời gian này ếch sẽ phát triển thịt, đùi nên bà con không cần lo lắng.

– Bà con thường xuyên bổ sung thêm các loại men tiêu hóa, vitamin C, thuốc kháng sinh nhẹ để tăng cường hỗ trợ sức đề kháng cho ếch.

5. Thu hoạch ếch

Nuôi ếch thương phẩm nếu thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật thì chỉ từ 3-3,5 tháng là có thể thu hoạch. Lúc này trọng lượng ếch đạt từ 250-300g/con.

Thu hoạch ếch nuôi trong bể xi măng rất đơn giản, không khó như nuôi trong ao bùn. Khi chuẩn bị thu hoạch ếch, cần cho ếch dùng ăn trước 12 tiếng, rồi tiến hành tháo cạn nước trong bể, có thể dùng vợt hoặc lưới để bắt ếch.

Nuôi ếch thương phẩm

6. Nuôi ếch sinh sản

– Cách nuôi ếch sinh sản đầu tiên cần chọn được giống ếch bố mẹ. Ếch bố mẹ cần chọn những con khỏe mạnh, không nhiễm nấm, nhiễm bệnh, không bị dị tật. Ếch phải đủ độ tuổi sinh sản, đặc biệt là cần lấy ếch đực và ếch cái tại hai nơi khác nhau để tránh tình trạng cận huyết.

– Tỷ lệ cho ếch ghép đôi con đực con cái là 1:1, mỗi cặp khoảng 1m2. Nhưng theo kinh nghiệm, để tăng tỷ lệ thụ tinh thì cứ 10 cặp thì nên cho thêm vào 1-2 con ếch đực. Bà con cho ếch đực ếch cái giao phối và đẻ trứng tại một bể đẻ riêng.

– Bà con dựa vào các đặc điểm bên ngoài để xác định thời gian ếch cái chuẩn bị đẻ. Lúc này phần bụng ếch cái sẽ to và mềm hơn bình thường. Khi sờ xung quanh sườn ếch, phần dưới mang sẽ bị sần và không còn trơn láng như trước, và ếch đực thì phồng mang kêu liên tục. Đây là những dấu hiệu để nhận biết ếch cái đã sẵn sàng đẻ trứng.

Cách nuôi ếch sinh sản

– Bà con có thể sử dụng thuốc kích thích vừa đủ cho ếch đẻ ở lứa đầu, và chỉ nên dùng một ít thuốc ở các lứa tiếp theo, nếu dùng thuốc quá nhiều sẽ kích thích làm ếch cái đẻ ra cả trứng non.

– Để thuận theo tự nhiên, bà con nên thả ếch cái và ếch đực lúc 6 giờ chiều, và ngay buổi tối chúng sẽ giao phối và sau đó ếch cái sẽ đẻ trứng ngay tại bể đẻ.

– Ngày hôm sau khi ếch cái đã đẻ trứng, bà con đưa ếch bố mẹ ra khỏi bể đẻ và tiến hành ương trứng. Trứng ếch có đường kính 1,5-1,8mm, hình cầu, bên ngoài trúng bao bọc bởi một lớp màng nhầy. Lớp màng nhầy này có chức năng bảo vệ trứng và hội tụ ánh sáng, nâng mức nhiệt của trứng và giúp trứng nhanh nở.

– Nhiệt độ thích hợp để trứng nở là từ 20-25 độ C, nếu nhiệt độ cao trên 35 độ C trứng sẽ bị hỏng, ung.

7. Phòng và trị bệnh cho ếch

Nuôi ếch trong bể xi măng sẽ giúp ếch ít bị nhiễm bệnh hơn, tuy nhiên ếch cũng có thể nhiễm một số bệnh dưới đây:

7.1. Bệnh đường ruột

Ếch rất dễ mắc bệnh đường ruột nếu như ăn phải các loại thức ăn mốc, ôi thiu. Khi mắc bệnh này, bụng ếch bị phồng lên bất thường, khó khăn khi ếch bơi, chúng không thể nằm ngang mà phải nằm thẳng.

Để điều trị bệnh đường ruột cho ếch, bà con để riêng từng con ra một chậu nước, rồi trộn berberin hoặc ganidan nghiền nát với thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 3-5 ngày. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng sunphadiiazinc với liều lượng 4-5g/1kg thức ăn và cho ếch ăn liên tục trong 4-5 ngày. Trước khi cho ếch ăn thức ăn trộn thuốc, bà con nên để ếch nhịn đói trong 1-2 ngày.

7.2. Bệnh mù mắt

Ếch rất dễ mắc bệnh mù mắt. Biểu hiện khi mắc bệnh này là mắt ếch sẽ trắng đục, nếu lây bệnh sang con thứ 2 thì ếch sẽ chết.

Để điều trị, bà con cần bắt những con bị bệnh ra bên ngoài tránh để chúng lây lan. Ngâm những con bị bệnh với iodine với liều lượng 3-5%/m2 nước, sử dụng thêm norocine với liều lượng 100g/ 500-700kg ếch thịt nếu ếch bị vẹo cổ.

Thời gian điều trị cho ếch từ 4-5 ngày đến khi ếch khỏi bệnh. Đồng thời cần có biện pháp tiêu hủy ngay những con bị bệnh chết để tránh lây lan sang các con khác.

7.3. Bệnh giun sán

Ếch có thể mắc bệnh giun ký sinh, sán xơ mít, sán lá nêu nguồn thức ăn hoặc nước bể không được đảm bảo.

Cách điều trị bệnh này, bà con có thể trộn thuốc sổ giun, sán cùng với thức ăn cho ếch ăn, hoặc có thể dùng piperacilin với tỷ lệ 0,1% trộn cùng thức ăn cho ếch ăn đến khi ếch khỏi hẳn.

7.4. Bệnh ăn nhau

Đây là tình trạng ếch lớn ăn ếch bé, nếu trong một bể nuôi có các lứa ếch chênh lệch nhiều hoặc đàn nuôi quá dày, hoặc thiếu nguồn thức ăn.

Để tránh tình trạng này, bà con cần kiểm tra và tách đàn thường xuyên, tách những con nhỏ hơn sang bể nuôi riêng. Đồng thời cũng cần cung cấp đủ nguồn thức ăn cho ếch, tránh hiện tượng tranh giành thức ăn dẫn đến cắn nhau.

7.5. Bệnh lở loét đỏ chân

Ếch nhiễm bệnh lở loét đỏ chân khi có sự phát sinh của vi khuẩn Aeromonas hydrophila nếu môi trường trong bị nuôi bị ô nhiễm. Khi mắc bệnh, ếch sẽ có triệu chứng là xuất hiện các nốt đỏ ở thân, phần chân và đùi, ếch sẽ ăn kém, di chuyển chậm chạp.

Để điều trị bệnh này, bà con bắt những con bị bệnh riêng ra và điều trị bằng sử dụng oxytetracycline trộn vào thức ăn cho ếch ăn với tỷ lệ 3-5g thuốc/kg thức ăn. Hoặc có thể tiến hành ngâm trong ếch trong dung dịch lodine (PVP londine 350), liều lượng ngâm từ 5-10ml/1m3 nước.

Phòng và trị bệnh cho ếch

Hiện nay, mô hình nuôi ếch trong bể xi măng đang được nhiều bà con nông dân áp dụng rất thành công ở nhiều địa phương trên cả nước. Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng không khó, lợi ích từ mô hình này đem lại cho bà con nhiều thuận tiện. Bà con có thể tận dụng được địa điểm để xây bể, vì mô hình này tốn không quá nhiều diện tích, việc quản lý theo dõi sự phát triển của ếch lại rất thuận tiện. Đồng thời có thể dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời trong trường hợp ếch bị bệnh. Hy vọng với những chia sẻ trên về kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng, sẽ giúp bà con nông dân định hướng và áp dụng thành công mô hình này để vươn lên làm giàu nhờ nuôi ếch.

Mời bà con theo dõi video chia sẻ kỹ thuật nuôi ếch mùa đông

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi ếch trong ao ít bệnh, sản lượng thịt cao

Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi ếch trong ao ít bệnh, sản lượng thịt cao

Nhiều năm trở lại đây khi nhu cầu về tiêu thụ thịt ếch ngày càng tăng mà số lượng ếch trong tự nhiên còn lại...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image