images

Kỹ thuật nuôi dế sinh sản được chuyên gia chia sẻ từ A-Z

04/09/2024

Nuôi dế sinh sản hiện nay đang dần trở thành một hướng đi mới trong chăn nuôi dành cho bà con nông dân để phát triển kinh tế. Đối với bà con mới nuôi dế sẽ có rất nhiều băn khoăn, những câu hỏi. Rằng, nuôi dế sinh sản có khó không? Vòng đời của dế ra sao? Cần chuẩn bị những gì? Dế ăn gì? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bà con cùng theo dõi bài viết kỹ thuật nuôi dế sinh sản dành cho người mới bắt đầu dưới đây. Lamnong.tv sẽ chia sẻ đến bà con cách nuôi dế sinh sản đầy đủ nhất.

kỹ thuật nuôi dế sinh sản

1. Giới thiệu về loài dế

1.1. Đặc điểm của dế

Dế mèn có tên khoa học là Gryllidae, là một loại côn trùng có liên hệ với loài châu chấu. Dế có đặc điểm là thân dẹt, có râu dài. Dế sinh sản mỗi lần được rất nhiều trứng, và khi sinh sản xong thì chết dần. Dế có vòng đời trung bình từ 2-3 tháng tùy từng loại. Kích thước và chiều dài cơ thể trung bình của dế vào khoảng 2cm.

Dế sinh trưởng và phát triển quanh năm trong tự nhiên. Dế thích sống bầy đàn dù có bản tính hung hãn. Môi trường sống của dế có thể ở những đám cỏ khô hay trong hang, nên dế rất dễ thích nghi với môi trường chăn nuôi tập trung.

1.2. Lợi ích của nuôi dế

Nuôi dế dần trở thành hướng đi mới trong chăn nuôi của bà con nông dân. Vậy, nuôi dế sinh sản có những lợi ích gì? Dưới đây là những lợi ích của dế:

– Thịt dế thơm ngon được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản cao cấp ngon và bổ dưỡng. Do có chứa nhiều khoáng chất và vitamin nên nên rất tốt cho sự phát triển của trí não và cơ thể của trẻ em và người lớn.

– Dế dùng để ngâm rượu uống rất bổ dưỡng và thơm ngon.

– Sử dụng làm thuốc để chữa một số loại bệnh như: tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu són, sỏi thận, thở dốc, bệnh tiêu hóa,…

– Sử dụng làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi như: gà, ếch, tắc kè, cá cảnh, chim cảnh,… mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người chăn nuôi.

2. Cách chọn dế giống

2.1. Có các loại dế nào?

Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 giống dế khác nhau. Ở nước ta có 3 giống dế được nuôi phổ biến là dế Thái, dế ta và dế cơm. Trong đó, dế Thái và dễ ta dễ nuôi và chăm sóc hơn nên thường được các mô hình mới nuôi lựa chọn để đảm bảo tính an toàn. Nuôi dế cơm sinh sản thường sẽ khó nuôi và chăm sóc hơn. Nhưng dế cơm có đặc điểm là con to, có chất lượng tốt và giá thành đắt. Khi bà con đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi dế thì có thể tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi dế sinh sản để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Cách chọn dế giống

2.2. Phân biệt dế đực, cái

Phân biệt dế đực, dế cái giúp đảm bảo quá trình sinh sản của dế được đảm bảo, dế sinh sản tốt nhất.

– Dế đực: Dế đực có phần bụng thuôn nhỏ nhưng phần đầu lại to. Cánh của chúng thường có màu đen hoặc pha nâu, không bóng loáng. Khi đến mùa sinh sản, dế đực thường gáy vang để gọi bạn tình vào ban đêm.

– Dế cái: Dế cái có phần bụng lớn do có nhiều trứng. Cánh của chúng bóng loáng và đen nháy. Phần đít có một máng dài để đựng trứng và đẻ trứng. Dế cái không biết gáy như dế đực.

2.3. Cách chọn giống dế sinh sản tốt

Để nuôi dế sinh sản hiệu quả, bà con cần chọn được những con dế giống chất lượng và đảm bảo. Dế được nhân giống tại những trại giống uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm. Để nuôi dế đẻ trứng tốt, bà con cần lưu ý một số điểm sau để chọn được giống dế tốt:

– Chọn những con dế giống nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không bị bệnh.

– Chọn những con dế cái có bụng lớn. Dế đực to khỏe, cánh mượt và tiếng gáy to.

– Tỉ lệ đực cái khi nuôi dế đẻ trứng thường là: 15 con đực với 30-45 con cái nuôi cùng một thùng nuôi.

3. Chuẩn bị môi trường nuôi dế

3.1. Làm chuồng nuôi dế

Loài dế có thể thích nghi tốt với nhiệt độ cao lên đến 40-45 độ C, do đó việc lựa chọn địa điểm nuôi dế rất đơn giản. Bà con có thể tận dụng các khu vực như sân thượng, sân trước nhà, nhà kho,… có mái che để làm chuồng nuôi dế.

Cách làm chuồng nuôi dế sinh sản rất đơn giản, bà con có thẻ sử dụng nhiều loại chất liệu để làm chuồng nuôi cho dế như: thùng xốp, thùng nhựa, thùng carton, thùng gỗ, xô,…

– Làm chuồng bằng thùng carton: Để nuôi từ 1-2kg dế, bà con chỉ cần chuẩn bị thùng carton có kích thước khoảng 60x60cm. Thùng carton có ưu điểm như khô thoáng, hút ẩm tốt, không mùi nên bà con có thể tận dụng nuôi vài ba lứa mới phải thay thùng mới.

Chuẩn bị môi trường nuôi dế

– Làm chuồng bằng thùng gỗ: Thùng gỗ phù hợp với những mô hình nuôi dế có quy mô lớn. Thùng gỗ giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc, dùng được lâu. Tùy từng quy mô nuôi dế sinh sản mà có các kích thước thùng nuôi phù hợp:

+ Kích thước 60cmx1,2m: nuôi được khoảng 20.000 dế con từ 1-10 ngày tuổi và nuôi được khoảng 5kg dế thịt.

+ Kích thước 1,2×1,2m: nuôi được khoảng 40.000 dế con từ 1-10 ngày tuổi và nuôi được khoảng 10kg dế thịt.

– Thùng lưới: Thích hợp dùng để nuôi dế vào mùa hè để tạo sự thông thoáng.

– Nuôi bằng xô: Xô đựng nước có thể tận dụng để nuôi dế, đặc biệt là kỹ thuật nuôi dế sinh sản tại nhà. Một xô có dung tích 45 lít có thể nuôi được 20 dế cái và 10 dế đực sinh sản. Xô 80 lít thì có thể nuôi được 30 dế cái và 15 dế đực sinh sản.

3.2. Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ nuôi dế sinh sản

Ngoài việc làm chuồng cho dế, bà con cùng cần chuẩn bị một số dụng cụ để nuôi dế như: giá đậu cho dế, khay đựng thức ăn, khay đựng nước uống, khay cho dế đẻ.

– Giá đậu cho dế:  Dế là loài thích leo trèo, nên bà con có thể dùng cái rế (cái rế thường dùng để đặt nồi cơm gang ngày xưa) để cho vào chuồng nuôi dế. Bà con xếp các rế này thành nhiều tầng để cho dế leo trèo và ở. Nếu nuôi dế với quy mô lớn thì cũng cần rất nhiều (vài trăm) chiếc rế mới đủ.

Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ nuôi dế

Cách cho cái rế vào thùng nuôi:

  • Thùng nuôi dế từ 4-5 ngày tuổi, bà con đặt 1 cái rế vào thùng cho chúng đậu.
  • Khi dế được 20-30 ngày tuổi, xếp 3-4 cái rế chồng lên nhau.
  • Khi dế từ 30-50 ngày tuổi, xếp thêm vào thùng nuôi 5-6 cái rế.

Rế trước khi cho vào thùng nuôi dế cần được vệ sinh sạch bằng xà phòng và ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút, sau đó rửa lại và phơi khô.

– Khay đựng thức ăn cho dế: Bà con có thể tận dụng các vật dụng để làm khay đựng thức ăn cho dế như bìa carton cứng, miếng mica, nắp xô nhựa,… Không nên dùng các vật đựng quá cao để đựng thức ăn cho dế. Khay đựng chủ yếu để đựng cám cho dế ăn. Cần vệ sinh khay thức ăn hàng ngày cho dế, loại bỏ các thức ăn thừa, hỏng, ôi thiu để đảm bảo vệ sinh cho dế và giảm dịch bệnh.

– Khay đựng nước uống cho dế: Trong thức ăn của dế như cỏ và rau chứa nhiều nước, nên dế không uống nước nhiều. Tuy nhiên, bà con vẫn cần cho dế uống nước với lượng vừa đủ hàng ngày. Bà con dùng khay nhựa có thành cao khoảng 0,5-0,7cm để đựng nước cho dế uống. Ngấn nước bên trong khay cao từ 2-3mm, nếu để cao quá dế có thể bị chết đuối. Khi dế lớn bà con cần theo dõi và bổ sung nhiều nước hơn cho dế.

– Khay đẻ cho dế: Trong tự nhiên, đặc tính sinh sản của dế là đẻ vào cát. Vì vậy, khi nuôi dế sinh sản, bà con làm khay cho dế đẻ bằng xi măng- cát nhân tạo với đường kính từ 10-15cm. Khay có chiều cao từ 1,5-2cm, để vành mặt trên có mép rộng 1-2cm, khoét 1 lỗ như gạt tàn ở giữa để cho đất vào bên trong. Đất để cho vào khay đẻ cho dế phải ẩm, mịn và tơi xốp. Trung bình với mỗi thùng nuôi dế cần từ 20-25 khay trên một lứa sinh sản.

– Bình phun sương: Bà con nên chuẩn bị bình phun sương, dạng bình phun nước nhỏ để phun tưới ẩm lên cỏ trong giai đoạn dế còn nhỏ. Và giai đoạn ấp trứng cũng cần để phun lên lớp đất mặt để giữ ẩm.

5. Thức ăn cho dế

Trong quy trình nuôi dế sinh sản, thức ăn cho dế đóng vai trò rất quan trọng. Vậy dế ăn những thức ăn gì? và cách cho dế ăn ra sao? Bà con cùng tìm hiểu nhé.

5.1. Dế sinh sản ăn gì

Thức ăn cho dế được chia thành 3 loại như sau:

– Thức ăn tinh: Bà con có thể sử dụng các loại cám dùng để nuôi cá, nuôi gà hoặc cũng có thể tự nghiền thức ăn tinh cho dế ăn bằng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw (Động cơ rời), giúp nghiền nhỏ và mịn thức cho dế. Nguồn thức ăn này giúp cung cấp các chất dinh dưỡng, các khoáng chất một cách tối đa giúp dế sinh trưởng và phát triển tốt và đồng đều.

6.500.000₫
Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw (Động cơ rời) là thiết bị sơ chế thức ăn chăn nuôi ra thành dạng mảnh nhỏ, nát nhuyễn hay bột khô, để kích thích vật nuôi ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa. Nhờ đó đàn vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh với lượng thức ăn tiêu thụ ít nhất. Thiết bị giúp bà con chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ tiết kiệm tối đa thời gian và công sức chế biến hầu hết các dạng nguyên liệu: ngũ cốc, rau cỏ, mồi tươi…

– Thức ăn xanh: Dế ăn các thức ăn xanh thường là cỏ, rau bắp cải, rau xam, xà lách, lá cây non, lá khoai lang,… Bà con có thể tận dụng một số loại cỏ ngoài tự nhiên hoặc trồng là món ăn khoái khẩu của dế mèn như: cỏ gà, cỏ nhung, cỏ gấu, cỏ ruzi, cỏ sả lá nhỏ,… Đối với các mô hình nuôi dế với quy mô lớn thì bà con nên trồng cỏ để nuôi dế.

– Thức ăn củ quả: Dế thích ăn các loại củ, quả như: cà rốt, khoai lang, vỏ dưa hấu, dưa gang, bí đỏ, dưa chuột,…

5.2. Cách cho dế ăn

Khi cho dế ăn, bà con cần để riêng từng loại thức ăn cho dế vào trong thùng nuôi. thức ăn cho dế cần phải tươi mới, sạch sẽ, không được ẩm mốc, không nhiễm độc, do dế rất mẫn cảm với mùi lạ.

– Đối với thức ăn tinh, khi cho dế ăn cần được nghiền mịn hoặc nhuyễn. Nếu bà con trộn nhiều nguyên liệu khác nhau thì cần trộn thật đều. Rải cám lên khay đựng thức ăn đã chuẩn bị cho dế với một lượng vừa đủ. Tránh để thức ăn thừa lại nhiều sẽ dẫn đến ôi thiu, mốc, gây mất vệ sinh và ô nhiễm chuồng nuôi.

Bà con có thể tự nghiền thức ăn tinh cho dế từ các nguyên liệu

– Đối với thức ăn xanh, bà con búi rau cỏ thành từng bó nhỏ khoảng 50-70g một bó. Như vậy hi dế ăn sẽ không làm thức ăn bị vãi lung tung trong thùng. Mỗi thùng nuôi thì một lần cho ăn từ 1-2 bó cỏ, khi dế ăn hết thì mới cho thêm vào để thức ăn luôn tươi, xanh và không bị héo.

– Thức ăn là cả và quả, khi cho dế ăn bà con cần cắt nhỏ ra rồi mới cho dế ăn.

Dế ăn rất tốt, nhưng bà con cũng cần cho dế ăn theo bữa, đúng thời gian các bữa và đầy đủ số lần ăn.

6. Kỹ thuật nuôi dế sinh sản

Kỹ thuật nuôi dế sinh sản không khó. Để nuôi dế thành công, bà con cần tuân thủ theo đúng các hướng dẫn kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn nuôi dế sinh sản cho bà con:

6.1. Vòng đời của dế

Dế có vòng đời rất ngắn. Thời kỳ sinh sản của dế từ 45-60 ngày tuổi. Lúc này, dế đực sẽ dùng tiếng gáy để gọi bạn tình. Dế mèn lột xác 3 lần từ 45-50 ngày tuổi. Trong thời gian sinh sản dế đực sẽ rất hung hăng, chúng sẽ đánh nhau với con đực khác để tranh giành con cái đến chết thì thôi. Dế cái sau khi thụ tinh thành công sẽ sinh sản liên tục trong 20-25 ngày, mỗi con dế cái sẽ đẻ được từ 600-700 quả trứng. Khi đẻ hết trứng chúng sẽ chết.

6.2. Cách cho dế đẻ

Dế sinh sản vào mùa nào? Ngoài tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Hiện nay với kỹ thuật nuôi dế mèn sinh sản, mùa sinh sản của dế là quanh năm.

Kỹ thuật nuôi dế sinh sản

– Cách nhận biết dế chuẩn bị đẻ

Đến thời gian sinh sản, dế đực sẽ gáy để gọi dế cái. Sau khi dế đực bắt đầu gáy 2-3 ngày là có thể cho dế cái và dế đực vào thùng riêng để thụ tinh. Xếp các khay chuẩn bị cho dế để từ trước vào thùng.

Đối với con cái, bà con có thể quan sát phần hậu môn phía sau của chúng sẽ tiết ra chất dịch nhầy màu trắng. Đây là cách để phân biệt dế cái đến thời gian sinh sản. Từ 1-2 ngày đầu tiên dế cái sẽ đẻ rải rác. Trứng của dế nhỏ và dài như hạt gạo, có màu trắng ngà. Trứng những ngày này có tỉ lệ nở thấp do ít được thụ tinh.

– Dế sinh sản như thế nào?

Dế cái đẻ từ ngày thứ 3 thì trứng mới có khả năng ấp và nở thành con. Sau khi dế đẻ, bà con thu trứng dế hàng ngày.

Dế thường đẻ vào ban đêm, nên khoảng 6h tối bà con đặt các khay cho dế đẻ vào thùng, dế sẽ bu vào khay để đẻ trứng. Sáng hôm sau, khi dế đẻ xong bà con cần thu các khay trứng lại và đánh số thứ tự. Đến 6h tối lại đưa các khay đẻ khác vào thùng nuôi dế sinh sản.

6.3. Kỹ thuật ấp trứng dế

Kỹ thuật ấp trứng dế

– Trứng dế sau khi thu về, bà con đem xếp lần lượt vào thùng ấp theo thứ tự trước sau và ghi ngày tháng ấp. Hàng ngày, bà con nhấc khay trứng ra ngoài, dùng bình xịt phun sương phun một lượng nước vào khay trứng khoảng 2 đến 3 lần để giữa ẩm cho đất. bà con cần lưu ý là không được phun quá nhiều sẽ khiến trứng dế bị ung, trứng dế bị ung sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu. Còn nếu phun không đủ độ ẩm, đất bị khô quá thì trứng cũng sẽ không nở được.

– Nhiệt độ thùng ấp thích hợp để ấp trứng là khoảng 24-25 độ C. Thời gian ấp khoảng 7-10 ngày thì trứng sẽ bắt đầu nở. Nuôi dế sinh sản vào mùa động, thời tiết lạnh thì từ 15-20 ngày trứng mới nở. Sắp đến ngày trứng nở, bà con đưa các khay này vào một thùng nuôi khác, xếp từ 1-2 khay trứng 1 thùng.

– Thời gian trứng nở hết là từ 5-7 ngày và trứng sẽ nở nhiều nhất vào ngày thứ 3. Trong quá trình trứng nở, nếu thấy số lượng trứng trong thùng nở quá nhiều, bà con cần tiến hành san thùng. San bớt trứng sang các thùng nuôi khác để giãn mật độ nuôi. Trong quá trình san cần đảm bảo tính đồng đều, tách những con nở trước và nở sau ra riêng. Tránh quá trình chăm sóc dế con sau nở, những con to sẽ tranh giành thức ăn của những con nhỏ hơn.

– Khi san thùng bà con không được dùng tay để bắt sẽ làm dế con bị chết. Bà con nghiêng thùng 1 góc 90 độ, lúc này dế sẽ dồn xuống phía nghiêng. Lúc này, những con lớn hơn sẽ xông lên phía trước, bà con dùng tấm bìa carton để gạt nhẹ chúng sang thùng khác.

7. Cách chăm sóc dế con sau khi nở

7.1. Chăm sóc dế con từ 1-30 ngày tuổi

– Dế con sau khi nở có màu trắng, chỉ bằng một con kiến gió. Sau 3 giờ đồng hồ chúng chuyển sang màu đen và hoạt động được. Lúc dế con mới nở đến 10 ngày tuổi, bà con không nên đặt khay nước vào thùng nuôi dế, mà dùng bình xịt phun sương để tưới ẩm cho cỏ non.

– Thời điểm 10-15 ngày tuổi, bà con cho khay đựng thức ăn và khay nước vào cho dế ăn uống. cần thay rửa khay ăn, khay uống của dế hàng ngày để tránh vương vãi ra thùng nuôi. Trong thời điểm này, dế bắt đầu lột xác lần 1 để lớn. Khi dế lớn dần bà con cần san thùng theo kích thước của dế, tránh để mật độ nuôi quá dày. Cần quan sát thùng nuôi thường xuyên nếu thấy có con bị dập cánh, chân rụng, bị chết thì là quá dày phải san thùng ngay.

– Mật độ nuôi phù hợp đối với thùng nuôi có bán kính đế 40-50cm, cao 50-60cm như sau:

  • Mật độ 3.000-4.000 con đối với dế con từ 1-10 ngày tuổi.
  • Mật độ 1.500-2.000 con đối với dế từ 15-20 ngày tuổi.
  • Mật độ 500-700 con đối với dế giai đoạn bắt đầu mọc cánh.

7.2. Chăm sóc dế con từ  30-45 ngày tuổi

Cách chăm sóc dế con sau khi nở

Dế giai đoạn này ăn rất khỏe, chúng hoạt động nhiều nhất và sung sức nên cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho dế hàng ngày, đặc biệt là thức ăn tinh. Thời điểm này dế sẽ bắt đầu lột xác lần 2, cánh và đầu bắt đầu nhú ra. Bà con xếp thêm vào thùng nuôi rế bắc nồi để dế leo trèo.

Sau giai đoạn này, những con khỏe mạnh nhất được giữ lại làm giống bố mẹ để sinh sản lứa tiếp theo. Nếu bà con nuôi dế thương phẩm thì đã có thể xuất bán cho các đơn vị thu mua.

Nuôi dế thương phẩm, bà con cần thu hoạch đúng cách và đúng thời điểm để dế không bị giảm chất lượng, bị chết, do dế có vòng đời rất ngắn. Khi thu hoạch, bà con dùng vợt nilon để bắt dế cho vào thùng cùng với ít cỏ tươi, cái rế để quá trình vận chuyển dế không bị chết.

8. Vệ sinh và phòng trừ bệnh hại cho dế

8.1. Vệ sinh chuồng nuôi

Dế là loài ưa sạch sẽ, điều kiện sống thích hợp tại nơi khô ráo, thoáng mát, nên bà con cần giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, không để bị ẩm ướt. Hàng ngày cần vệ sinh thùng nuôi, khay ăn, khay uống cho dế, loại bỏ các thức ăn thừa, hỏng trong thùng nuôi để hạn chế hình thành các mầm bệnh. Tuyệt đối không cho dế ăn các thức ăn bị hỏng, cám mốc, uống nước bẩn.

Giai đoạn dế lớn, trưởng thành, cần giãn cách mật độ nuôi và xếp thêm các cái rế để cho chúng leo trèo, tạo độ thông thoáng trong thùng. cần kiểm tra và đảm bảo không để gián, kiến xâm nhập vào chuồng nuôi ăn tranh thức ăn của dế. Đặc biệt là không được xịt trực tiếp các loại thuốc xịt côn trùng, xịt muỗi vào khu vực nuôi dế.

8.2. Phòng trừ dịch bệnh

Dế  ít mắc bệnh, nhưng có thể mắc bệnh đường ruột. Nguyên nhân khiến dế mắc bệnh này có thể do ô nhiễm chuồng nuôi, thức ăn bị mốc, ẩm, ôi thiu, mật độ chuồng nuôi quá dày,…

Triệu chứng: Dế khỏe mạnh ăn uống bình thường nhưng đột ngột bỏ ăn uống và yếu dần. râu dế bị gãy ngang, đi ngoài phân nước, trắng đục, sau 7-10 ngày sẽ chết. bệnh đường ruột ở dế rất dễ lây và lại khó điều trị. Do đó, phòng bệnh là cách tốt nhất để tránh bệnh đường ruột cho dế.

Vệ sinh và phòng trừ bệnh hại cho dế

Kỹ thuật nuôi dế sinh sản rất đơn giản, bà con chỉ cần thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và nguyên tắc phòng bệnh với 3 tiêu chí: Uống sạch – ăn sạch – ở sạch thì việc nuôi không có gì trở ngại. Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách nuôi dế sinh sản đầy đủ nhất dành cho bà con nông dân. Chúc bà con nuôi dế thành công.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Chi Tiết, Hiệu Quả Từ A-Z
Nuôi gà / 15-11-2024

Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Chi Tiết, Hiệu Quả Từ A-Z

Giới Thiệu Về Gà H'Mông Gà H'Mông là giống gà bản địa của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với...
Kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản đầy đủ nhất, cho năng suất kinh tế cao
Nuôi lợn / 21-10-2024

Kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản đầy đủ nhất, cho năng suất kinh tế cao

Nuôi lợn rừng sinh sản có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhất là khi nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ rất...
Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z
Nuôi bò / 19-10-2024

Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z

Kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được cải thiện rất nhanh nhờ nuôi giống bò  Brahman, vậy nên số người tìm hiểu về...
Kỹ thuật chăn nuôi dê lấy sữa đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao
Nuôi dê / 04-10-2024

Kỹ thuật chăn nuôi dê lấy sữa đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Việt Nam có sự dịch chuyển theo hướng chăn nuôi động vật có móng, đặc biệt...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image