images

Kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản đạt hiệu quả kinh tế cao

18/09/0204

Ngày nay, nuôi ngựa bạch sinh sản đang là hướng đi mới của nhiều hộ chăn nuôi. Có rất nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển đổi mô hình chăn nuôi trâu bò truyền thống sang chăn nuôi ngựa bạch và thu được hiệu quả cao. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản đơn giản, giúp phát triển kinh tế gia đình.

kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản

1. Đặc điểm sinh học của ngựa bạch

Theo nghĩa Hán – Việt thì “bạch” có nghĩa là trắng. Do vậy mà nhiều người nghĩ ngựa bạch nghĩa là ngựa màu trắng. Tuy nhiên, ngựa bạch khác với ngựa trắng. Ngựa bạch là những con ngựa bị bệnh bạch tạng, đột biến gen. Do đó ngựa bạch khác với ngựa trắng, các lỗ tự nhiên trên người ngựa bạch có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc.

Do tỷ lệ xuất hiện thấp nên ngựa bạch tương đối quý hiếm, chúng thường được làm chọn giống và nhân nuôi ngựa để tiến hành lấy xương làm cao ngựa bạch. Ở một số nơi, các đàn ngựa bạch tạng này được nhân nuôi thành quần thể để bảo tồn giống ngựa quý hiếm này. Giống ngựa bạch ít bệnh tật, không mất quá nhiều công chăm sóc.

2. Giá ngựa bạch trên thị trường

Một con ngựa bạch ngựa trưởng thành có giá từ 50 đến 70 triệu đồng. Cứ mỗi một năm rưỡi, mỗi một chú ngựa bạch cái lại cho ra một lứa ngựa bạch con có giá trị rất cao. Giá ngựa bạch giống dao động trong khoảng khoảng 20 đến 25 triệu đồng 1 con.

Ngoài ra còn có giống ngựa bạch Tây Tạng có hình thể lớn, con trưởng thành có thể nặng đến 350kg. Do đó giá ngựa bạch Tây Tạng vô cùng cao. Tuy nhiên giống ngựa bạch Tây Tạng quen sống ở khí hậu lạnh, nên về Việt Nam gặp thời tiết nóng sẽ rất dễ chết.

3. Một số mô hình nuôi ngựa bạch sinh sản thành công

Chăn nuôi ngựa bạch đang trở thành mô hình phát triển kinh tế và làm giàu cho nhiều hộ chăn nuôi.

3.1. Mô hình chăn nuôi ngựa bạch của gia đình ông Hoàng Văn Phong

Gia đình ông Hoàng Văn Phong là hộ nuôi ngựa bạch nhiều nhất tại xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ông Phong từng đầu tư vào chăn nuôi bò sinh sản, nuôi lợn thương phẩm nhưng hiệu quả kinh tế không cao do rủi ro vì dịch bệnh, giá cả bấp bênh.

Năm 2010, trong một lần đến thăm gia đình người thân ở huyện Na Rì, ông Phong nhận thấy triển vọng kinh tế từ giống ngựa bạch đang được chăn nuôi tại đây. Ông Phong đã dồn tiền và vay vốn thêm để mua 2 con ngựa bạch giống về nuôi.

Những năm gần đây, ông Phong tiếp tục gây giống và phát triển đàn, có thời điểm tổng đàn ngựa bạch của ông lên tới 20 con. Ngoài nguồn thức ăn tự nhiên, ông còn trồng hơn 2000m2 cỏ voi và 1 ha ngô để bổ sung thêm thức ăn cho đàn ngựa béo, khỏe.

Đầu năm nay, gia đình ông Phong xuất bán 3 con ngựa bạch giống hơn 1 năm tuổi, với giá trung bình 35 triệu đồng/con, thu được trên 100 triệu đồng. Hiện tại, gia đình ông Phong có 13 con ngựa giống bố mẹ, trong đó có 11 con ngựa cái.

3.2. Mô hình nuôi ngựa bạch của ông Nguyễn Đăng Vụ

Ông Nguyễn Đăng Vụ (60 tuổi) là người đầu tiên trong xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đưa ngựa bạch về nuôi. Trước năm 2013, ông Vụ đã có gần 30 năm chăn nuôi trâu bò thương phẩm. Nhưng tình hình dịch bệnh trên trâu bò diễn biến phức tạp và cạnh tranh từ nhiều nơi nên hiệu quả kinh tế không cao.

Trong một lần đến các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang chơi, ông thấy mô hình nuôi ngựa bạch ở đây mang lại hiệu quả kinh tế nên ông đã tìm hiểu và mạnh dạn nuôi thử.

Cùng năm, ông Vụ mua 3 con ngựa bạch đực về nuôi thương phẩm. Đến năm 2015, ông Vụ bán mỗi con được từ 63 – 70 triệu đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, từ việc chỉ nuôi ngựa thương phẩm ông kết hợp cả nuôi ngựa sinh sản.

Ông Vụ đã mua 4 con ngựa cái và 1 con ngựa đực nuôi để nhân giống. Đến nay, nhà ông nuôi tất cả 10 con ngựa cái và 1 con ngựa đực sinh sản. Mỗi năm ngoài giữ lại 2 – 3 con để nuôi thương phẩm, ông bán từ 6 – 8 con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài xã.

4. Kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản

4.1. Kỹ thuật làm chuồng nuôi ngựa bạch sinh sản

Chuồng nuôi là yếu tố vô cùng quan trọng trong kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản. Chuồng nuôi ngựa cần thiết kế 2 mái để tránh nước mưa hắt vào và tạo sự thông thoáng cho ngựa. Bà con nên thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1,5m – 1,8m. Nền chuồng nuôi nên lát bằng gạch để có thể bảo vệ móng ngựa. Bà con không nên để nền đất trần, như vậy dễ làm hỏng móng.

Chuồng nuôi ngựa cần có độ dốc và rãnh thoát nước trong chuồng để thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng. Bên cạnh tàu cỏ, bà con cần trang máng uống cho ngựa. Máng uống nước nên để cao khoảng 1m.

Bà con cần đảm bảo mật độ ngựa trong chuồng ở mức vừa phải. Với ngựa sau khi cai sữa từ 6-12 tháng, mật độ nuôi trung bình từ 1,5 – 2m²/con. Với những con ngựa trên 1 năm tuổi, mật độ nuôi trung bình từ 5 – 6m²/con. Ngựa mang thai hay ngựa mẹ đang nuôi con thì cần nhốt trong chuồng riêng.

Cách nuôi ngựa bạch sinh sản

4.2. Kỹ thuật chọn ngựa giống

Bà con nên chọn ngựa bạch F1 có bố và mẹ khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt. Ngựa giống cần có ngoại hình cân đối, màu lông đồng nhất, không bị dị tật, móng tròn, bộ phận sinh dục bình thường. Khi ngựa đạt khoảng 6 tháng tuổi là thời gian chọn ngựa giống tốt nhất.

4.3. Dinh dưỡng cho ngựa

Dinh dưỡng cho ngựa

4.3.1. Nguồn thức ăn

Thức ăn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản. Ngựa thường được chăn thả và có thể tự kiếm khoảng 40% lượng thức ăn cần thiết trong ngày. Khi ngựa được đưa về chuồng, người nuôi cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương với 60% nhu cầu còn lại của chúng, bao gồm cả thức ăn tinh và thức ăn thô.

  • Thức ăn thô bao gồm cỏ, dây lang, thân cây ngô, lá lạc, rau… Vào mùa đông, thức ăn thô tươi trở nên khan hiếm, bà con có thể dự trữ rơm khô để làm thức ăn thô khô cho ngựa. Cần lưu ý thêm là bà con nên phối hợp các loại cỏ chứ không nên chỉ cho ngựa ăn một loại cỏ.
  • Thức ăn tinh cho ngựa bào gồm cám gạo, cám hỗn hợp hay các loại cám ngũ cốc như ngô, khoai, sắn… Đây là nguồn thức ăn quan trọng giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để ngựa phát triển tốt hơn.

4.3.2. Cách chế biến thức ăn cho ngựa

Bà con nên sử dụng các loại máy băm cỏ để băm nhỏ cỏ, rau, củ quả,.. nghiền nhỏ các loại hạt ngũ cốc, như vậy sẽ giúp ngựa dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Máy chế biến thức ăn cho ngựa

Tránh trường hợp ngựa hấp thụ không đồng đều chất dinh dưỡng, bà con nên trộn thức ăn xanh, cám và các loại thức ăn bổ sung đạm, vitamin lại với nhau rồi cho vật nuôi ăn.

Máy băm thân cây ngô, cỏ voi 3A3Kw là sản phẩm máy băm cỏ do Công ty CPĐT Tuấn Tú nghiên cứu, chế tạo và sản xuất. Máy được sử dụng để băm cỏ, thân cây ngô, ngọn mía… để làm thức ăn trực tiếp trong ngày hoặc ủ chua làm thức ăn cho các loài gia súc như trâu, bò, dê…

Có thể sử dụng máy ép cám viên tổng hợp cho ngựa, như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đảm bảo luôn có đủ lượng thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh cho ngựa.

Dự trữ thức ăn xanh cho ngựa vào những mùa lạnh hoặc mùa khan hiếm thức ăn xanh bằng cách ủ chua cỏ voi, thân cây ngô, rơm rạ… Thức ăn ủ chua bằng các loại chế phẩm sinh học EM, men vi sinh,… còn giúp kích thích hệ tiêu hóa của ngựa, tăng hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Nguyên liệu ủ chua:

Cách chế biến thức ăn cho ngựa

  • 200kg Thức ăn xanh từ rơm, cỏ voi, thân cây ngô, rau xanh,…
  • 200gr Chế phẩm EM hoặc men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi VBio
  • 1 lít mật rỉ đường
  • 3-5kg cám (cám ngô hoặc cám gạo)
  • 2kg muối trắng 

men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi VBio

Chuẩn bị nơi ủ: sử dụng hố ủ hoặc xây dựng hố ủ xi măng, hoặc dùng thùng phi, bao nilon đều được. Nếu như đào hố, bà con dỉa 1 lớp túi nilon/ bạt dày ở dưới đáy. Quan trọng là hố ủ phải chắc chắn, có mái che và tránh mưa ướt.

Cách ủ chua thức ăn cho ngựa:
  • Các loại nguyên liệu sau khi thu hoạch về phải phơi 1 đến 2 nắng rồi cho vào máy băm cỏ, băm rơm 3A để băm nhỏ.
  • Trộn đều EM hoặc men vi sinh với cám, mật rỉ đường và muối.
  • Cho lần lượt một lớp nguyên liệu thô xanh, 1 lớp hỗn hợp men ủ, nén thật chặt cho đến khi hết nguyên liệu.
  • Sau khi thực hiện xong thì phủ kín miệng hố ủ bằng túi nilon hoặc bạt. Dùng đất/gạch chèn chắc chắn ở trên, hạn chế tối đa không khí vào trong, và đảm bảo nước mưa không thể chảy vào.
  • Cỏ voi ủ chua từ 15 – 20 ngày có thể đem cho gia súc ăn. Sau mỗi lần lấy ra phải buộc kín miệng túi lại. Yêu cầu thành phẩm phải có mùi thơm, chua nhẹ, màu vàng óng. Nếu có mùi thối, mốc, đen sẫm có nghĩa quy trình ủ đã thất bại.
Cách cho ngựa bạch ăn thức ăn ủ chua:
  • Khi lấy thức ăn cho ngựa ăn cần lấy gọn từng góc, thao tác nhanh. Sau đó bịt kín hố ủ hoặc bao ủ lại để tránh không khí lọt vào làm hỏng thức ăn.
  • Ngựa mới ăn thức ăn ủ chua lần đầu có thể chưa quen, bà con nên cho ăn từng ít một, hoặc trộn với cỏ xanh để ngựa dễ ăn hơn, sau đó tăng dần lượng thức ăn ủ chua lên.
  • Hằng ngày, nên kiểm tra thức ăn ủ chua trước khi cho ngựa ăn. Nếu thấy thức ăn ủ chua có màu đen, mốc thì không cho ngựa ăn nữa. Thức ăn ủ chua này, bà con hoàn toàn có thể cho ngựa ăn hàng ngày.
  • Thức ăn ủ chua cho ngựa nếu được ủ và bảo quản đúng cách, thời hạn sử dụng có thể lên đến 6 tháng.
Trường hợp không nên cho ngựa ăn thức ăn ủ chua:
  • Ngựa có chửa ở thời kỳ cuối.
  • Ngựa con dưới 6 tháng tuổi.
  • Ngựa đang trong thời kỳ vắt sữa không nên cho ăn thức ăn ủ chua.

4.3.3. Khẩu phần ăn

Đối với ngựa con được 3 tháng tuổi, bà con bắt đầu cho ngựa con tập ăn cám tổng hợp, cỏ non. Bà con cần cho thức ăn vào máng ăn nhỏ trong chuồng ngựa con và để ngựa tự ăn.

Thức ăn cho ngựa bạch sinh sản

Với ngựa sau cai sữa từ 6 tháng đến 1 năm, bà con cho chúng ăn thức ăn thô bằng 15-20% trọng lượng cơ thể và bổ sung thêm 1 kg thức ăn tinh/ngày.

Với ngựa trên 1 năm tuổi, cho ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung thêm 1,5 kg thức ăn tinh/ngày.

Với ngựa mang thai và nuôi con, bà con cần tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2 kg/ con/ngày.

4.4. Phối giống cho ngựa

4.4.1. Đặc điểm động dục của ngựa cái

Trong quá trình chăn ngựa trên bãi chăn, ngựa cái ngơ ngác tìm đực. Khi thả đàn tự do ngựa cái sẽ theo đến gần ngựa đực, cong đuôi, đái rắt, khi ngựa đực lại gần thì con cái quay mông lại gần ngựa đực. Ngựa cái đến khi chịu đực sẽ cho ngựa đực ngửi, cắn phần sau, hai chân sau của ngựa cái nhún xuống, muốn cho ngựa đực giao phối.

Bà con kiểm tra cơ quan sinh dục của ngựa cái sẽ thấy cổ tử cung mềm, hai sừng tử cung mềm và chùng, buồng trứng phát triển.

4.4.2. Xác định thời điểm phối giống

Xác định thời điểm phối giống là bước vô cùng quan trọng trong kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản. Bà con lưu ý quan sát quá trình ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất) sẽ cho ngựa cái phối giống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi bắt đầu chịu đực, hoặc phối giống ngày 4-7 từ khi bắt đầu chịu đực.

Bà con lưu ý chỉ cho ngựa đực lên phối giống ngựa cái khi dương vật của chúng đã đủ độ cương và phải được vệ sinh sạch sẽ. Cần có người hướng dẫn hỗ trợ cho phối giống, sau khi cho phối giống lần cuối cùng phải ghi chép ngày phối, từ đó dự kiến ngày đẻ để giúp cho việc đỡ đẻ. Cần chuẩn bị khẩu phần ăn cho phù hợp cho ngựa trong thời gian ngựa mang thai.

4.5. Chăm sóc ngựa mang thai

Chăm sóc ngựa mang thai

4.5.1. Giai đoạn mang thai

Thức ăn cho ngựa mang thai: Cho ngựa mẹ ăn từ 1-1,5kg thức ăn tin một ngày, lượng thức ăn thô cần bằng 12-15% khối lượng cơ thể. Ngựa chăn thả 4 giờ trong ngày có thể tự thu nhặt được 35-40% nhu cầu thức ăn thô, lượng thức ăn còn lại phải được bổ sung đầy đủ và cho ăn làm nhiều bữa. Ngoài ra ngựa chửa cần được ăn thêm bữa tối.

Ngựa chửa nên được nhốt riêng mỗi ngựa một ô chuồng, diện tích từ 4,5-5m2 cho 1 ngựa. Nền chuồng nên lát gỗ hoặc lát gạch và được dọn phân sạch sẽ. Bà con tiến hành tắm cho ngựa trong những ngày nắng ấm, chải lông cho ngựa chửa trong những ngày trời giá, lạnh. Chuồng ngựa cần được che chắn rét cẩn thận trong mùa đông.

Ba con có thể kiểm tra dự đoán ngày đẻ bằng cách theo dõi đặc điểm lâm sàng, đó là: hai  bầu vú căng, núm vú vểnh ra 2 bên, vắt có sữa non trắng, âm hộ xệ, sút hông, thường xuyên cong đuôi, đái rắt.

4.5.2. Đỡ đẻ cho ngựa

Xác định thời gian ngựa sinh sản là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản. Thông thường ngựa mang thai khoảng 11-12 tháng. Bà con cần chú ý theo dõi sát sao để hỗ trợ sinh khi chúng sinh khó, tiến hành cắt rốn cho ngựa con và sát trùng tránh bị nhiễm trùng.

Lau khô thân cho ngựa con và khuyến khích chúng bú mẹ càng sớm càng tốt. Nếu ngựa mẹ không cho con bú thì phải khống chế vì sữa mẹ ban đầu rất tốt, là yếu tố giúp ngựa con tăng sức đề kháng.

4.5.3. Chăm sóc ngựa con

Chăm sóc ngựa con

Ngựa con vô cùng hiếu động, hay chạy nhảy nhiều nên ngựa con cần được nuôi trong ô chơi có toang chắn trong vòng ít nhất 10 ngày. Trong thời gian này, ngựa mẹ được chăm sóc cẩn thận tại chuồng và sân chơi. Đặc biệt không được để ngựa con giao phối với ngựa mẹ.

Ngựa con lúc 35 ngày tuổi đã có thể tập ăn thức ăn tinh. Lượng thức ăn cho ngựa con tăng dần từ 0,1kg ngày đầu đến 0,3kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Thức ăn thô cần được cắt ngắn 5-7cm, cho ăn vào bữa chiều và tối, lượng thức ăn bằng 10% khối lượng cơ thể. Máng ăn cho ngựa đạt độ cao 0,4-0,5m để ngựa con dễ ăn.

5. Phòng chữa bệnh cho ngựa

Trong kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản, phòng và chữa bệnh là khâu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Để phòng bệnh cho ngựa, đầu tiên bà con cần làm tốt khâu vệ sinh chuồng trại. Cách hữu hiệu nhất là quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crezin 2%, thực hiện một năm 3 lần.

Ngoài ra bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học EM VBio để xử lý mùi hôi chuồng ngựa.

chế phẩm sinh học EM VBio

Các bệnh thường gặp ở ngựa là bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa và bệnh ký sinh trùng đường máu.

  • Bà con có thể phòng bệnh ký sinh trùng đường máu bằng cách Dùng Azidin, pha dung dịch 7%, tiêm 1 năm 2 lần.
  • Đối với phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa thì dùng Levamisol 7%, 1ml/ 15kg khối lượng cơ thể, tiêm bắp. Khi ngựa con được 21 ngày tuổi thì tiêm phòng lần 1, đến khi ngựa 90 ngày thì tiêm 1 lần nữa. Với ngựa trưởng thành, cũng dùng levamisol 7% hoặc Hemectin để phòng bệnh, tiêm định kỳ 1 năm 2 lần.

mô hình nuôi ngựa bạch sinh sản

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bà con hiểu thêm về mô hình nuôi ngựa bạch sinh sản để từ đó áp dụng thành công vào mô hình chăn nuôi của mình.

Bình luận
Trả lời

Bài viết liên quan
Cách vỗ béo cho gà thả vườn trước Tết hiệu quả
Nuôi gà / 03-12-2024

Cách vỗ béo cho gà thả vườn trước Tết hiệu quả

Lợi ích của việc vỗ béo cho gà thả vườn trước Tết Việc vỗ béo gà cho thả vườn trước Tết không chỉ giúp người...
Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Chi Tiết, Hiệu Quả Từ A-Z
Nuôi gà / 15-11-2024

Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Chi Tiết, Hiệu Quả Từ A-Z

Giới Thiệu Về Gà H'Mông Gà H'Mông là giống gà bản địa của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với...
Kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản đầy đủ nhất, cho năng suất kinh tế cao
Nuôi lợn / 21-10-2024

Kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản đầy đủ nhất, cho năng suất kinh tế cao

Nuôi lợn rừng sinh sản có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhất là khi nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ rất...
Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z
Nuôi bò / 19-10-2024

Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z

Kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được cải thiện rất nhanh nhờ nuôi giống bò  Brahman, vậy nên số người tìm hiểu về...
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook
Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image