Chia sẻ bí quyết làm giàu từ kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ
Mục lục
Từ lâu Nấm Hương đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nấm hương ăn ngon, có mùi thơm đặc biệt. Theo Đông y, nấm hương được ví như vị thuốc trường thọ giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho con người. Bài viết hôm nay xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ đem lại giá trị kinh tế cao.
1. Giới thiệu nấm hương
Nấm Hương hay còn gọi là nấm đông cô. Nấm có tên khoa học là Lentinula edodes, nguồn gốc ở Đông Á. Loài này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Hiện nay nấm hương mọc tự nhiên còn lại rất ít. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều bà con đã áp dụng thành công kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ. Phương pháp trồng nấm hương trên cây gỗ đơn giản mà sản phẩm thu được có giá trị cao.
1.1 Đặc điểm hình thái
Nấm có hình dạng giống như cái ô, khi còn non nấm có màu nâu nhạt khi chín chuyển thành nâu sậm. Cuống nấm hương hình trụ, thịt nấm màu trắng. Mặt dưới là các phiến mỏng xếp lại. Khi già nấm có những vảy nhỏ màu trắng.
1.2 Giá trị kinh tế và công dụng
Cách trồng nấm hương trên cây gỗ đơn giản, hiệu quả. Chi phí đầu tư thấp, bà con có thể cho thu hái trong nhiều năm mà không mất nhiều công chăm sóc.
Thị trường tiêu thụ nấm hương luôn mở rộng. Giá nấm hương trên thị trường luôn ở mức cao và ổn định.
Nấm hương là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon đặc biệt. Ngoài ra nấm hương còn có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ, làm đẹp, giảm cân và tăng cường sức khỏe.
2. Điều kiện trồng nấm hương
2.1 Thời vụ
Thời vụ thích hợp trồng nấm hương là từ tháng 10- 4 dương lịch.
2.2 Nhiệt độ, độ ẩm
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng nấm hương là từ 16- 18oC. Độ ẩm cây gỗ trồng nấm hương là 65 – 70%, độ ẩm không khí trên 80%.
2.3 Ánh sáng
Giai đoạn sợi nấm phát triển không cần ánh sáng. Giai đoạn hình thành quả thể nấm cần ánh sáng khuếch tán. Với cách trồng nấm hương trên cây gỗ bà con có thể tận dụng không gian trong nhà hay ngoài trời đều được.
2.4 Độ thông thoáng
Nấm hương cần độ thông thoáng ở mức trung bình.
3. Chuẩn bị nguyên liệu
Kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ được bà con áp dụng khá phổ biến.
Chọn loại gỗ trong kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ rất quan trọng. Không phải loại gỗ nào cũng thích hợp để trồng nấm hương.
Nấm hương thích hợp trồng trên các loại gỗ như sồi, dẻ.
Thời điểm thích hợp để chặt gỗ là vào đầu thu đông khoảng tháng 11-12 và đầu xuân khoảng tháng 4 dương lịch.
Tiêu chuẩn chọn gỗ: là loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tốt nhất là nên xẻ gỗ và dùng ngay sau khi đốn cây như vậy sẽ đảm bảo độ ẩm của gỗ.
4. Đục lỗ
Cách trồng nấm hương có đạt hiệu quả cao hay không tùy thuộc vào cách đục lỗ. Bà con nên chú ý đục lỗ đúng tiêu chuẩn để trồng nấm hương đạt hiệu quả tốt nhất.
Cưa gỗ thành khúc có chiều dài 1 -1,2m. Mỗi hàng trung bình có 3 – 4 lỗ, các lỗ cách nhau 20- 25 cm là hợp lý. Các lỗ của hai hàng kế tiếp thì so le nhau. Chú ý khi cưa không làm trầy xước lớp vỏ gỗ. Sau đó dùng vôi đặc quét vào 2 đầu gỗ để bảo quản. Vận chuyển gỗ đến nơi sạch sẽ, thoáng mát. Để tạo lỗ ta dùng búa chuyên dụng hoặc khoan. Lỗ đục có đường kính 1,5cm, sâu 3-4cm.
5. Chọn giống nấm
Là một khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ. Chọn phôi giống tốt, không nhiễm tạp khuẩn, có mùi thơm. Không sử dụng phôi nấm kém chất lượng, phôi nhiễm khuẩn. Bà con có thể tham khảo thêm thông tin địa chỉ cung cấp phôi nấm đông cô chất lượng tại:
6. Cách trồng nấm hương trên cây gỗ – Cấy giống
Sau khi đục lỗ tiến hành cấy giống nấm hương đầy vào các lỗ. Định lượng khoảng 3kg cho mỗi m3 rồi đậy lại bằng những miếng gỗ mỏng làm nắp. Sau khi cấy xong dùng kẹp lấy 1 miếng bông gòn rồi nhúng vào sáp đã làm tan chảy. Bôi sáp lên trên các lỗ khoan và các vết xước trên khúc gỗ. Sáp có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nấm hại và giữ cho khúc gỗ không bị khô.
7. Kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ trong giai đoạn nuôi ủ
Khi cấy nấm xong các khúc gỗ được vận chuyển đến nơi chăm sóc. Nơi trồng nấm rơm này cần cao ráo, sạch sẽ, trong nhà hay ngoài trời đều được. Các khúc gỗ được xếp theo kiểu cũi lợn thành đống cách mặt đất từ 15 đến 20cm, cao khoảng 1- 1,5m. Để giữ ẩm chắn gió cho gỗ bà con nên che chắn bằng bao tải gai. Hàng ngày tưới nước lên bao tải với lượng nước vừa đủ ngấm vào bao tải. Không nên tưới nhiều nước vì lượng nước thừa sẽ làm chết gỗ.
Sau khoảng 1 tháng nếu nấm phát triển tốt thì nắp dính chặt, khó gỡ ra. Kiểm tra bằng cách dùng ngón tay ấn vào nắp gỗ sẽ thấy lực đàn hồi, tơ trắng lẫn với màng bao phủ có màu nâu trà bên ngoài là đạt yêu cầu. Cứ 2 tháng lại đảo đống gỗ 1 lần. Khi đảo chú ý kiểm tra gỗ nếu thấy quá khô hoặc quá ẩm bà con điều chỉnh lại độ ẩm. Nếu thấy nấm có hiện tượng thối, tiết dịch nhầy thì cần loại bỏ ngay.
8. Kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ – Chăm sóc và thu hoạch
8.1 Chăm sóc
Gỗ được chuyển đến một nhà trồng có mái che. Nhà trồng nấm hương có nhiệt độ 16- 18%, độ ẩm cao khoảng 65 – 85% và ánh sáng đầy đủ. Lúc này các khúc gỗ sẽ được xếp dựng đứng, theo kiểu giá súng. Hàng nọ cách hàng kia 50-60cm để thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hái nấm.
Ban đầu tại các lỗ xuất hiện các chấm màu hồng sau đó to dần thành cây nấm hoàn chỉnh.
Quan sát trên bề mặt thân gỗ nếu xuất hiện nấm hỏng, thối có mùi thì loại bỏ ra để tránh lây lan sang các khúc gỗ khác.
8.2 Thu hoạch
Đây là giai đoạn cuối trong kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ. Tùy mục đích sử dụng mà thời điểm thu hái cũng khác nhau. Nấm bán tươi thì thu hoạch sớm hơn. Lúc thu hái, lấy tay nắm chân nấm xoay nhẹ hoặc dùng dao để cắt. Khi cắt bà con chú ý tránh làm tổn thương lớp vỏ cây hay để lại thịt nấm quá nhiều, có thể gây nhiễm ở các đợt thu hoạch sau.
Cách trồng nấm hương trên gỗ cho thời gian thu hoạch là 3-6 tháng/năm. Khi nhiệt độ không khí trên 20oC cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu. Đợi đến mùa đông năm sau tiếp tục tưới nước và thu hái.
Trên đây là trọn bộ Kỹ thuật trồng nấm hương trên cây gỗ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bà con thành công với mô hình trồng nấm hương của mình.